Soạn bài: Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận – Ngữ văn 12

luyen-tap-van-dung-cac-thao-tac-lap-luan

Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận

I. Luyện tập trên lớp:

1. Các thao tác lập luận đã học và đặc trưng cơ bản của từng thao tác.

– Các thao tác: Chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh bác bỏ và bình luận là những hoạt động nghị luận bắt nguồn từ đời sống, nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong đời sống.

– Đặc trưng của từng thao tác: (khác nhau).

Thao tác Đặc trưng:

+ Chứng minh: Dùng lí lẽ kết hợp với dẫn chứng để thuyết phục người đọc/nghe để cho người ta tin về tính đúng đắn của vấn đề.

+ Giải thích: Giúp người đọc hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề.

+ Phân tích: Là quá trình chia tách vấn đề ra thành các khía cạnh, bình diện nhỏ … nhằm giúp người ta hiểu biết một cách cặn kẽ, thấu đáo vấn đề.

+ So sánh: Là đối chiếu giữa hai hay nhiều sự vật để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau, nhằm giúp người ta nhận rõ giá tri của sự vật ( hiện tượng, tư tưởng…).

+ Bác bỏ: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phủ nhận một ý kiến, một vấn đề nào đó. Lí lẽ và dẫn chứng phải cụ thể đủ sức thuyết phục làm cho đối phương phải tâm phục, khẩu phục.

+ Bình luận: Thuyết phục người nghe theo sự đánh giá và bàn bạc của người nói/viết về một hiện tượng hoặc vấn đề.

– Các hoạt động ấy khác nhau, phân biệt với nhau bởi chúng hướng tới các mục đích khác nhau.

2. Trong đoạn trích dưới đây, tác giả đã vận dụng những thao tác lập luận: bác bỏ và chứng minh

– Hai tiếng “Thế mà’, Bác phủ nhận toàn bộ việc làm của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa→ bác bỏ.

– Để làm rõ ý bác bỏ trên, Người sử dụng thao tác chứng minh:

+ Về chính trị: …..
+ Về kinh tế: ……

3. Viết một bài văn nghị luận (vận dụng kết hợp ít nhất 3 thao tác lập luận khác nhau) bày tỏ ý kiến về một vấn đề đang đặt ra trong đời sống văn hoá tinh thần của con người.

– Nếu chọn chủ đề của bài văn : Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về vấn đề nói năng , giao tiếp của học sinh ngày nay?

a. Tìm hiểu đề.

b. Lập dàn ý.

* Mở bài: Chúng ta có thể nhận thấy rằng, cuộc sống xung quanh ta đang giàu lên về vật chất, nhưng lại rất nghèo về văn hoá. Điều này được thể hiện rất rõ trong nói năng, giao tiêp hàng ngày, nhất là những con người được giáo dục một cách bài bản như học sinh.

* Thân bài:

+ Một trong những vấn đề đáng báo động trong đời sống học đường : nói năng, giao tiếp thiếu văn hoá, không theo chuẩn mực của Tiếng Việt (phân tích kết hợp với chứng minh).

– Vô lễ.

– An nói tục tằn, thô lỗ, pha tạp, lai căng.

– Thậm chí tỏ thái độ coi thường tất cả.

+ Suy nghĩ gì về những biểu hiện trên đây (Bình luận).

– Bản thân thấy thế nào? Đó là những lời nói, cử chỉ , thái độ đứng hay sai?.

– Nói năng, giao tiếp có văn hoá sẽ là cơ sở hình thành nhân cách tốt cho mỗi con người.

+ Muốn thế phải làm thế nào?

– Có ý thức trong ứng xử, giao tiếp.

– Tự rèn luyện bản thân.

– Có thái độ thẳng thắn, chân thành khi đóng góp, xây dựng đối với những người nói năng, giao tiếp thiếu tính văn hoá.

* Kết bài:

c. Diễn đạt: HS chọn một luận điểm và diễn đạt trong đó có sự kết hợp ít nhất hai thao tác lập luận

II. Luyện tập ở nhà:

* Đề bài: Viết một văn bản nghị luận ngắn, có vận dụng ít nhát ba thao tác lập luận khác nhau để trình bày quan điểm, ý kiến của anh/chị về: Nét đặc sắc mà anh/chị đã phát hiện từ một bài thơ, một thiên truyện đã học?

1. Tìm hiểu đề
2. Lập dàn ý:
3. Viết bài văn.
4. Củng cố:

– Nhắc lại các thao tác lập luận trong văn nghị luận và các đặc trưng của từng thao tác
– Gv nhấn mạnh sự cần thiết vận dụng kết hợp các thao tác đó trong một bài nghị luận

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.