Miêu tả lớp học trong một giờ kiểm tra

mieu-ta-lop-hoc-trong-mot-gio-kiem-tra

Miêu tả lớp học trong một giờ kiểm tra

Dàn bài gợi ý:

  • Mở bài:

Giới thiệu tiết kiểm tra.

  • Thân bài:

+ Cô giáo đọc đế kiểm tra
+ Lớp xôn xao.
+ Thái độ của các học sinh (giỏi, khá, trung bình, kém) khi nghe đọc đề.
+ Học sinh bắt đầu làm bài

a/ Cảnh học sinh làm bài:

+ Suy nghĩ, nháp bài.
+ Những người làm được bài.
+ Những người không làm được bài: nét mặt, tay, dáng ngồi.

b/ Cô giáo trong tiết kiểm tra:

+ Đi một vòng quanh lớp.
+ Ngồi trước lớp, mắt bao quát.
+ Thái độ, cách nhìn đôi với một vài học sinh,

c/ Không khí lớp học căng thẳng:

+ Lớp học im lặng.
+ Nghe rõ tiếng bút gãi giấy, vài tiếng sột soạt.
+ Vài tiếng rì rầm.
+ Tiết kiểm tra kết thúc
+ Những học sinh làm bài xong: gác bút, xem lại bài.
+ Những người chưa xong vội làm cho kịp.
+ Một vài học sinh tranh thủ liếc nhìn.
+ Trống đánh: hiệu lệnh thu bài.

  • Kết bài:

Cảm nghĩ của em về tiết kiểm tra.


Bài tham khảo:

  • Mở bài:

Bài hát mở đầu buổi học sáng nay xem chừng kém nhịp nhàng, vì một tiết học căng thẳng đang chờ đợi: tiết kiểm tra môn văn. Nét mặt ai nây đều có vẻ bồn chồn, lo lắng. Kể cả những học sinh vào loại “siêu” của lớp cũng không khỏi căng thẳng. Bởi vậy, lớp học nhao hẳn lên sau khi cô vừa phát xong đề bài. Vài tiếng kêu lên: “trúng tủ rồi!” Tuy vậy, cũng không phải không có những khuôn mặt dài ra, ngơ ngác.

  • Thân bài:

Cô giáo gõ thước xuống bàn nghiêm nghị,  yêu cầu mọi người giữ trật tự. Vài tiếng lao xao tắt dần rồi hoàn toàn im lặng. Những cái đầu cúi xuống, chăm chú đọc lại đề bài. Vài người, mắt vừa đọc, tay vừa đưa bút nhí nhoáy trên giấy nháp. Thỉnh thoảng, một khuôn mặt ngẩng lên, đưa đôi mắt lim dim nhìn ra cửa sổ. Cũng có vài khuôn mật nhăn nhó, khổ sở, hết nhìn lên trần nhà, lại nhìn xuống bàn, rồi buông một tiếng thở dài khe khẽ.

Cô giáo ngồi nghiêm trang trước lớp. Mắt cô nhìn bao quát. Thỉnh thoảng cô quay đầu ra phía cửa sổ, nhưng trên mặt vẫn đầy vẻ “cảnh giác”. Lớp trở nên yên lặng như tờ, có thể nghe rõ tiếng một con chim sâu đang chuyền cành bên ngoài cửa lớp, tiếng sột soạt của những ngòi bút gãi trên mặt giấy.

Trước mặt tôi, phía dưới gầm bàn, thằng Tuấn đang huých chân vào chân Nam, mắt chớp chớp ra ý bảo “nhích tay ra một chút cho mình xem với”. Nam hiểu ý liền khẽ nhích tay ra. Chứng kiến điều ấy, tôi mỉm cười thầm kín.

Tôi quay sang nhìn cái Nga. Cô bạn đang cặm cụi viết. Chưa gì mà Nga đã làm hết một mặt giấy rồi. Nga vốn giỏi văn, đề bài lại không khó, chắc lần này Nga sẽ được 10 điểm thôi. Nghĩ thế, tôi khẽ cười rồi bắt đầu làm bài.

Bài văn miêu tả này cô giáo đã hướng dẫn dàn ý  trên lớp vào tuần trước. Thật may là tôi đã chuẩn bị kĩ rồi. Nói trúng tủ thì không phải vì tôi chưa bao giờ học hành kiểu ấy cả. Mỗi bài tập về nhà tôi đều hoàn thành tốt cả nên không có gì phải lo lắng. Tôi luôn nghĩ rằng mỗi bài kiểm tra là một cơ hội để khẳng định mình chứ không phải là khó khăn, thử thách gì.

Tôi đang mãi mê viết, bất chợt biết từ góc nào đó, nổi lên một tiếng lào thào như tiếng gió thối qua kẹt cửa. Tức thì, cô giáo ngồi thẳng người lại, bảo: “Không được trao đồi!” Tiếng lào thào vụt tắt. Lớp học lại yên tĩnh.

Bốn mươi lăm phút làm bài kiểm tra sao mà trôi nhanh thế. Vài người đã làm xong bài. Họ điềm tĩnh ngồi đọc lại bài, trên mặt không giấu được vẻ mãn nguyện. Có người cúi đầu viết lia, viết lịa cho kịp như thể đến thời khắc bày họ mới phát hiện ra cách làm.  Cũng có người, sau khi liếc qua vai một bạn ngồi phía trước, uể oải đặt bút xuống bàn và chờ đợi.

Cuối cùng giờ làm bài cũng đã hết. Ba tiếng trống giòn giã vang lên, chấm dứt mọi căng thẳng. Từ trên bục giảng, cô giáo khoan thai bước xuống, chuẩn bị thu bài. Lớp trưởng Hoa giúp cô thu bài nhanh gọn. Còn cái Lan nộp bài mà khuôn mặt bần thần, không thể giấu hết được sự thất vọng.

  • Kết bài:

Sau giờ kiểm tra, tất cả trở lại bình thường. Khi cô giáo ra khỏi lớp, thằng Bảo rút tập tài liệu từ trong học bàn ra kêu trời. Cả lớp ồ cười. Tôi nhận ra rằng dù có hối hận gì đi chăng nữa thì tất cả đã trôi qua. Điều quan trọng nhất đó là phải biết nỗ lực trong từng phút giây, đừng để nước đến chân mới nhảy. Học vậy sao tiến bộ được, khỏi càng thêm khổ hơn mà thôi.

4 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.