Mở bài phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Mở bài phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Tùy bút Người lái đò sông Đà trích trong tập “Sông Đà” là kết quả chuyến đi thực tế của nhà văn Nguyễn Tuân tìm về với miền rừng núi Tây Bắc xa xôi. Đó là cuộc hành trình cởi bỏ chiếc áo của kẻ lữ thứ phiêu lãng ưa “xê dịch” nhưng lúc nào cũng mang trong lòng cái cảm giác “thiếu quê hương”, cảm giác tìm về một ánh vàng son xưa cũ để lại gần hơn, để rung cảm với vẻ đẹp của quê hương đất nước, và mở rộng lòng ra để nhìn thấy những nét phi thường hằng tồn nơi những người lao động bình thường vô danh trong công cuộc lao động dựng xây đất nước. Đến với sông Đà, người nghệ sĩ tài hoa uyên bác ấy đã tìm thấy cho mình cái “chất vàng mười” của thiên nhiên và con người Tây Bắc, và thêm yêu thương mảnh đất yêu thương những vẻ đẹp hùng vĩ nhưng dung dị của tổ quốc mình.

Xem thêm:

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang