Chứng minh Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải vẽ nên bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống

mua-xuan-nho-nho-cua-thanh-hai-ve-nen-buc-tranh-thien-nhien-tran-day-suc-song

“Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống.

  • Mở bài:

Thanh Hải viết bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” hai tháng trước khi ông qua đời. Nhà thơ đã dồn hết ước mơ, khát vọng và sinh lực cuối cùng của mình kí thác cả vào bài thơ này. Nổi bậc trong tác phẩm là bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi xanh, tràn đầy sức sống. Tất cả đều rừng rực sinh lực, mở ra một tương lai đầy hi vọng. Đó cũng là cái nhìn của Thanh Hải đối với cuộc đời, đối với quê hương đất nước trước khi lặng đi vào cõi vĩnh hằng.

  • Thân bài:

Bức tranh thiên nhiên mở đầu bằng không gian tháng đãng, yên ả, thơ mộng. Đó là không gian của một dòng sông xanh. Dòng sông ấy gợi nhắc đến sồng Hương thơ mộng của Xứ Huế và không gian của mùa xuân không ngừng được mở rộng với tiếng hót vang troi của con chim chiền chiên:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”.

Mở đầu bức tranh, nhà thơ vẽ ra một dòng sông xanh. Biện pháp đảo ngữ đưa chữ “mọc” lên đầu câu khẳng định tư thế chủ động của muôn cây cỏ. Đọc câu thơ ta thấy thật vững tâm. Tất cả đều đang tự làm chủ mình, tự làm chủ cuộc sống. Đó cũng là tư thể của con người Việt Nam tự làm chủ cuộc sống, làm chủ đất nước sau bao thế kỉ cam chịu thân phận nô lẹ, nay ngẩng mặt cao đầu với đất trời.

Đọc hết khổ thơ, ta cũng bỗng nhận ra một màu xanh bất tận bao trùm lên không gian: sông xanh, cỏ xanh, tròi xanh. Tất cả hòa quyện trong một màu xanh non tươi, mắt rượi đôi mắt nhìn. Trên cái nền xanh ấy nổi bậc lên “một bông hoa tím biếc”. Bông hoa tím ấy chắc chắn là hoa lục bình bởi chỉ có hoa lục bình mới có thể “mọc giữa dòng sông xanh” được.

Màu tím là màu của ước mơ, màu của tình yêu bất tận. Đó cũng là màu của những mơ mộng. Nhà thơ thật tinh tế khi vẽ nên một màu tím trong không gian xanh thắm nhằm khẳng định tình yêu bất tận của mình đối với cuộc đời. màu tím ấy cũng là màu đắc trưng, màu ưa chuộng của con người xứ Huế. Một chất Huế rất riêng với chiếc áo dài tím tinh khôi, đầy quyến rũ bao đời làm mê mẩn lòng người.

Rời khỏi mặt đất, nhà thơ phóng tầm nhìn lên trời cao và chăm chú với cánh chim chiền chiện đang say hót giữa trời không. Chiền chiên vốn là loài chim báo tin xuân, hình ảnh của nó xuất hiện trong khổ thơ khiến người đọc có cảm giác không gian như được trải đầy một sắc xuân.

Tiếng chim chiền chiện vang dội đất trời. Không nhìn thấy hình bóng, chỉ còn nghe tiếng lảnh lót rót vào không gian. Từng tiếng chim kêu như động lại thành gọt âm thanh rớt xuống. Đó là một cách nói hình tượng độc đáo mà có lẽ chỉ có Thanh Hải với tình yêu sự sống đến cuồng nhiệt mới nắm bắt được tài tình như thế.

Hiểu theo cách khác “giọt long lanh” ấy hay cũng chính là giọt mật của cuộc đời đọng lại trong lòng nhà thơ, chan chứa và tràn trào. Bất giác, ông muốn hứng lấy, giữ chặt lấy, núi kéo khoảnh khắc cuối cùng trước khi nhắm mắt xuôi tay.

Đến cuối khổ thơ, tất cả nhựa sống của bức tranh thiên nhiên tươi xanh hòa quyện với lòng người. Tất cả hòa trong vũ điệu của màu sắc, của âm thanh, của ánh sáng, của niềm say mê bất tận. Quả thực Thanh Hải đã không có gì dụng công khi miêu tả cảnh vật thiên nhiên ấy nhưng đã tạo ra được sự liên kết kì diệu giữa các yếu tố khiến cho bức tranh thiên nhiên hiện lên tự nhiên, chân thực và sống động đến bất ngờ. Đó là tiếng thơ thoát ra từ cõi lòng, thoát ra từ tình yêu và trách nhiệm cao cả đối với cuộc sống, đối với đát nước thiêng liêng chứ không phải kiểu tầm câu trích cú thông thường của nghệ thuật thi ca.

  • Kết bài:

Thanh Hải lựa chọn màu sắc trẻ trung, tươi tắn và căng tràn sức sống cho bức tranh mùa xuân của mình. Đó là màu xanh của dòng sông hoà lẫn màu xanh của bầu tròi. Là một màu tím biếc đến nao lòng của xứ Huế. Nhưng bức tranh này không chỉ có hình ảnh, màu sắc mà còn có cả âm thanh. Chỉ có điều ở đây tiếng chim hót như trở nên cụ thể, hữu hình, thành hình khối long- lanh náo nức để có thể đưa tay ra mà hứng, mà nâng niu. Quả thật, Thanh Hải với lòng yêu thiên nhiên say đắm đã thể hiện mọi bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Phân tích ý nghĩa bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.