Nghệ thuật trào phúng là gì?

nghe-thuat-trao-phung-la-gi

Nghệ thuật trào phúng.

Trào phúng (tiếng Pháp : satire) là một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước,… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng… những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội.

Trào phúng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liên với phạm trù mỹ học và cái hài với các cung bậc hài hước umua, châm biếm. Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau từ những truyện cười, truyện tiếu lâm đến tiểu thuyết (như Số đỏ), từ các vở hài kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm (như của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,…). Đó là một khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học của tiếng cười. Do yêu cầu của thực tế đấu tranh xã hội mà từ trào phúng tách ra loại châm biếm, như một vũ khí sắc bén, nhưng không nên đồng nhất loại này với trào phúng.

Việc xếp trào phúng vào loại nào của văn học đã có một lịch sử lâu đời cùng với sự xuất hiện của nó. Từ thời cổ đại, lí luận văn học truyền thống coi trào phúng là một dạng của trữ tình (bộc lộ thái độ bên trong của con người trước thực tại). Đến thời Phục hưng, quan niệm này bị nghi ngờ khi đứng trước những tác phẩm có dung lượng hiện thực đồ sộ của Xéc-van-tex, Ra-bơ-le,… Đến thế kỷ XIX, Hê-ghen cho rằng trào phúng không mang tính sử thi và cũng không phù hợp với trữ tình. Theo L.I. Ti-mô-phê-ép, trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học gần gũi với trữ tình, sử thi và kịch trong những trường hợp cụ thể.

1 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.