Nghị luận: bàn về vấn đề im lặng

nghi-luan-ban-ve-van-de-im-lang

Pythagos từng nói: im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói.

Còn Martin Luther King Jr lại phát biểu: Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng.

Từ nội dung ý nghĩa của hai ý kiến trên, anh (chị) hãy viết một bài luận bàn về vấn đề cần im lặng hay lên tiếng trong cách xử thế của con người trong cuộc sống.


1. Giải thích câu nói: im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói.

– Câu nói đề cao giá trị của sự im lặng, xem im lặng là cách xử thế khôn ngoan nhất của con người trong cuộc sống. Từ nền tảng của sự im lặng khôn ngoan đó, con người sẽ biết nên nói lúc nào và nói những gì?

– Giá trị của sự im lặng:

+ Im lặng là không nên nói trong những lúc không cần thiết vì lời nói đó có thể đem lại tai hoạ cho bản thân hoặc làm tổn hại đến người khác.

+ Im lặng là một cách xử thế khôn ngoan vì:

  • Im lặng để giữ bí mật cho quốc gia, cho công việc, cho một ai đó.
  • Im lặng để lắng nghe người khác, để học hỏi, để thể hiện sự tôn trọng.
  • Im lặng thể hiện sự điềm tĩnh, suy nghĩ chín chắn, nhận thức bản thân, cuộc sống trước khi nói hay hành động.
  • Im lặng để giữ hoà khí trong những xung đột, va chạm.
  • Im lặng còn là một cách thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối trước một vấn đề nào đó.
  • Im lặng để đồng cảm sẻ chia với những nỗi đau của người khác.
  • Im lặng để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống quanh mình, để di dưỡng tâm hồn.

– Cần hiểu và phân biệt im lặng khác với sự nhu nhược, vô tâm, thờ ơ, vì đó không phải là “cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan”.

2. Giải thích câu nói: Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng.

– Câu nói của Martin Luther King Jr nói về tác hại của sự im lặng trước những vấn đề hệ trọng. Từ đó mong muốn con người cần phải lên tiếng trước những vấn đề quan trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia, đời sống con người, liên quan đến cuộc sống gia đình, bản thân.

– Giá trị của việc lên tiếng trước những vấn đề hệ trọng:

+ Lên tiếng là bày tỏ chính kiến của bản thân truớc những vấn đề quan trọng của cuộc sống, là tiếng nói của chân lí, của lẽ phải, của tình yêu đối với con người và cuộc sống.

+ Lên tiếng trước những vấn đề hệ trọng là một cách sống đẹp vì:

  • Lên tiếng để khẳng định giá trị, khẳng định bản lĩnh, thể hiện sự chủ động tự tin của bản thân, bày tỏ nguyện vọng, mơ ước của mình.
  • Lên tiếng để đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cái bạo ngược chà đạp lên cuộc sống của con người.
  • Lên tiếng để bênh vực cho cái tốt, cái yếu bị chà đạp.
  • Lên tiếng để bày tỏ tình yêu thương, động viên, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
  • Lên tiếng để mang niềm vui, tiếng cười cho cuộc đời.

– Cần hiểu sự lên tiếng ấy xuất phát từ thiện ý tốt đẹp của bản thân, lên tiếng đúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm và lời nói phải đi kèm với hành động…

3. Bài học nhận thức.

– Khẳng định hai ý kiến không hề mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau để cùng mang đến cho ta bài học bổ ích về cách xử thế: khi nào im lặng là khôn ngoan, khi nào im lặng là hèn nhát. Khi nào lên tiếng là dũng cảm, khi nào lên tiếng là thiếu lịch sự.

– Mỗi chúng ta cần nhận thức đúng hoàn cảnh, vị trí của mình, có lí trí sáng suốt, có tấm lòng nhân ái, có trái tim nhiệt huyết và dũng cảm để biết khi nào cần lên tiếng, khi nào cần im lặng.

Suy nghĩ về ý nghĩa của câu nói: Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa trước lời nói và hành động của kẻ xấu mà còn cả vì sự im lặng đến đáng sợ của người tốt

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.