Nghị luận: Bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

nghi-luan-bao-ve-moi-truong-song-cua-chung-ta

Nghị luận: Bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

I. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Mọi sự thay đổi của môi trường đều có tác động sâu sắc đến đời sống của con người. Vì vậy, bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

– “Môi trường”: là toàn bộ vật chất, yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh, tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người.

– “Bảo vệ môi trường”: những hành động được thực hiện nhằm tránh các tác động xấu đến môi trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển lành mạnh của môi trường trong tự nhiên.

2. Tại sao phải bảo vệ môi trường?

– Môi trường có vai trò rất lớn đối với sự sống của con người:

+ Môi trường khí quyển mang đến bầu không khí trong lành, giúp con người hô hấp, duy trì sự sống.

+ Môi trường nước cung cấp lượng nước cần thiết để con người sinh hoạt hàng ngày, phục vụ lao động, sản xuất.

+ Thực vật giúp con người điều hòa khí hậu, thanh lọc không khí, tránh hạn chế xói mòn đất, cung cấp lương thực cho con người.

+ Các mỏ khoáng sản tự nhiên cung cấp lượng khoáng sản phục vụ sản xuất.

→ Môi trường và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau: môi trường được bảo vệ thì đời sống của tự nhiên và con người được đảm bảo.

– Môi trường sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng:

+ Hàng ngàn tấn rác thải thải ra mỗi ngày.

+ Các nhà máy xả khói, nước thải một cách bừa bãi, thiếu khoa học dẫn đến ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước.

+ Lạm dụng các chất hóa học như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích,… khiến đất đai bị phá hủy, bạc màu.

3. Hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra:

+ Biến đổi khí hậu toàn cầu, xuất hiện những hiện tượng thời tiết bất thường: lũ lụt, hạn hán, mưa axit.

+ Mất cân bằng hệ sinh thái, nhiều loài động, thực vật phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

+ Ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người.

4. Giải pháp bảo vệ môi trường

– Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

– Nhà nước đưa ra những quy định và xử lí kịp thời những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường.

– Tổ chức các cuộc thi, phát động các phong trào bảo vệ môi trường.

– Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay cho phương tiện cá nhân.

– Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên.

– Phát hiện, phản ánh và phê phán những hành vi thiếu ý thức, phá hoại môi trường sống.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Môi trường sống là ngôi nhà chung của chúng ta. Ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và phát triển ngôi nhà chung ấy.

Bài văn tham khảo:

  • Mở bài:

Môi trường sống có vai trò to lớn trong việc duy trì và phát triển sự sống của con người. Có thể nói, môi trường sống cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại và phát triển. Môi trường có trong sạch thì sức khoẻ, cuộc sống của chúng ta mới lâu dài và bền vững. Thế nhưng hiện nay, môi trường xung quanh ta đang bị tàn phá nghiêm trọng, gây nên những hậu quả nghiem trọng đối với sự sống của con người trên Trái đất.

  • Thân bài:

Môi trường sống là tất cả những gì bao quanh và tác động lên đời sống của con người. Môi trường sống là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. Nếu môi trường sống bị tổn thương, cuộc sống con người cũng sẽ chịu những ảnh hưởng to lớn. Trước những tác động tiêu cực của môi trường đối với các hoạt động sống và sản xuất, bảo vệ môi trường sống là việc làm cấp bách hiện nay.

Tất cả đang khiến môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm nghiêm trọng do chính sự vô ý thức của chúng ta và gây nên những tác hại khủng khiếp.

Nặng nề nhất là các khu rừng đang bị chặt phá tràn lan, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Tiếp đến là khí thải công nghiệp và các phương tiện giao thông khiến cho bầu khí quyển ngày càng nóng lên. Tài nguyên đất, tài nguyên nước bị ô nhiễm bới chất thải, rác thải và thuốc bảo vệ thực vật.

Có một thực tế đang diễn ra là, cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển, đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp và đi kèm với các bệnh nan y. Ngoài các căn bệnh nan y chúng ta không thể không nhắc đến các dịch bệnh đang bùng phát một cách mạnh mẽ trong thời gian qua như dịch tả; sốt xuất huyết; bệnh tay chân miệng; bệnh lở mồm long móng.

Điều đáng lo ngại nhất hiện nay đó chính là vấn đề nóng lên toàn cầu và cạn kiệt tài nguyên do vấn đề ô nhiễm môi trường gây ra. Nếu chúng ta không thay đổi ý thức, không tiến hành quyết liệt các giải pháp bảo vệ môi trường thì rất có thể những thảm hoạ sẽ ập đến bất cứ lúc nào.

Bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết, và là nhiệm vụ không của riêng ai. Trong đó, sinh chúng ta cũng cần phải ra sức bảo vệ môi trường, góp một phần công sức trong việc bảo vệ môi trường mà chúng ta đang học tập, sinh hoạt bằng cách chung tay xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.

Đối với học sinh, để bảo vệ được môi trường sống xung quanh chúng ta, trước tiên chúng ta cần biết hành động thiết thực sau: Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định. Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng.

Đối với tất cả mọi người, cần tích cực trồng nhiều cây xanh. Cây xanh góp phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan. Không hút thuốc là nơi công cộng. Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá. Đóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh, Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên.

Bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của mọi người, không phân biệt lứa tuổi, tầng lớp hay địa vị xã hội, ai cũng cần tích cực tham gia vào các hoạt động giữ sạch và tôn tạo môi trường ngày càng vững bền. Thế nhưng, vẫn còn có một số người sống thiếu ý thức, không coi  trọng môi trường, có những hành động gây tổn hại đối với môi trường. Những người như thế thật đáng chê trách, lên án và xử phạt.

  • Kết bài:

Chỉ cần vài ngày, chúng ta có thể đốn hạ cả một khu rừng rộng lớn nhưng để trồng nên một khu rừng xanh mát phải mất đến 10 năm. Một dòng sông bị ô nhiễm, phải đợi rất lâu, với những giải pháp tích cực nhất, chúng ta mới có thể phục hồi dòng chảy trong xanh của nó. Những lỗ thủng trên tầng ozon phải đến vài thập kỷ, thậm chí lâu hơn nữa, mới có thể hàn gắn được. Sẽ chẳng thể có cuộc sống văn minh, an toàn và phát triển trong môi trường ô nhiễm. Bởi thế, đừng gây tổn hại cho môi trường với bất cứ lí do gì. Hãy chung tay bảo vệ môi trường xung quanh như bảo vệ chính sự sống của mình các bạn nhé.


* Tham khảo:

Suy nghĩ về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.

  • Mở bài:

Môi trường là ngôi nhà chung của tấ cả chúng ta. Một khi môi trường bị tổn hại sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trộng đối với cuộc sống. Ngày nay, khi nền kinh tế càng phát triển, các nhà máy xí nghiệp không ngừng được xây dựng, chất thải sinh hoạt của con người không được thu gom, xử lí triệt để đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống.

  • Thân bài:

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị hủy hoại bởi các chất thải, khí thải đọc hại làm biến đổi môi trường sống tự nhiên. Môi trường bị ô nhiễm dẫn đến sự biến đổi thất thường của khí hậu, dẫn đến việc gây ra các hiện tượng như hạn hán, lũ lụt, bão,…

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống con người như thế thì ta nên trân trọng và giữ gìn nó một cách kĩ lưỡng. Vì nếu như thế ta sẽ có được một môi trường với bầu không khí trong lành và mát mẻ, giúp ta có một nguồn nước an toàn để sử dụng, giúp ta có tài nguyên rừng phong phú.

Không những thế, khi có một bầu không khí trong lành thì đồng thời nó sẽ mang lại cho ta cảm giác dễ chịu hơn khi làm việc, thậm chí còn có thể giúp ta làm việc nhanh hơn và đạt hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh đó, khi các bãi biển hoặc các dòng sông của cúng ta không bị ô nhiễm việc đó sẽ đảm bảo cho các loài sinh vật biển phát triển tốt hơn, mang lại cho ta một nguồn nước sạch và an toàn trong sinh hoạt và sản xuất. Còn về phần tài nguyên rừng thì sẽ giúp cho các loài động vật có nơi sinh tồn, các loài sinh vật, thảo dược quý được bảo tồn để có thể sử dụng trong chữa bệnh rất hiệu quả.

Nhưng ngược lại, nếu ta không biết trân trọng và giữ gìn môi trường này thì nhất định việc đó sẽ mang lại một hậu quả khôn lường. Điển hình như hiện nay, khi nhìn lên trời ta sẽ có thể dễ dàng thấy được một lớp bụi khá dày có màu đục trên trời. Các hạt bụi này được thải ra từ các khu nhà máy xí nghiệp hoặc từ các phương tiện công cộng thải ra. Điều đó sẽ dẫn đến việc làm cho bầu không khí xung quanh chúng ta bị ô nhiễm nặng nề do có các khi độc như CO và CO2 lẫn trong không khí.

Khi tầng ozon bị suy thoái, kèm theo việc các tia cực tím sẽ chiếu thẳng xuống trái đất. Và hậu quả của việc này là con người sẽ mắc một vài chứng bệnh như ung thư da, tu=hực vật sẽ dần mất đi khả năng miễn dịch, các sinh vật cũng từ đó mà chết dần đi. Ô nhiêm môi trường không khí còn làm cho trá đất nóng lên, làm cho các tảng băng lớn ở cực Bắc bị tan ra khiến mực nước biển sẽ tăng lên, gây ra các hiện tượng như sóng thần, lũ lụt, làm cho đời sống và sức khỏe người dân bị suy giảm nghiêm trọng.

Chưa nói đến việc gần đây, vấn đề ô nhiễm nước cũng rất đáng quan tâm. Khi nguồn nước bị ô nhiễm, chúng ta sẽ không có nước sạch và an toàn để sử dụng. Đồng thời việc này cũng làm cho đời sống của các sinh vật biển gặp nhiều khó khăn. Và nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm môi trường nước một phần cũng là do ý thức của con người còn kém gây ra. Có một số trường hợp các con tàu lớn khi bị sự cố sẽ làm cho dầu lan ra rất nhiều trên mặt nước, làm cho cá chết hàng loạt và tạo một mùi hôi rấ khó chịu.

Còn ở các khu công nghiệp, do việc không sử lý rác thải trước khi đưa ra môi trường mà lại đổ ra các con sông, biển, hồ. Điển hình như vụ công ty Fomosa đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, cá chết hàng loạt, kéo theo việc dịch vụ du lịch biển khó phát triển được, làm cho người dân không dám tắm biển vì sợ các chất hóa học độc hại gây ung thư da. Vì thế các ngư dân sẽ rất khó đánh bắt, làm cho nguồn kinh tế bị suy giảm đi trầm trọng. Thức ăn của chúng ta sẽ không được đảm bảo an toàn như trước. Thế nên chúng ta phải biết được tầm quan trọng của môi trường và phải biết giữ gìn nó và hạn chế đi các hành động gây ô nhiễm môi tường. Nhưng làm thế nào để thực hiện việc đó đây?

Đơn giản thôi, trước tiên là trong mỗi chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ môi trường. Tập thói quen vứt rác mỗi khi thấy, tuy nó không phải của mình nhưng cũng phải nhặt lên vì hành động đó cũng giúp hạn chế môi trường. Đồng thời cũng phải có thức ko vứt rác xuống các hồ,ao, sông, biển…Bên cạnh đó nhà trường cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc nhắc nhở học sinh của mình. Việc làm nhỏ nhặt nhất là nhắc các em nhặt rác trong nhà trường mỗi khi thấy. Ngoài ra vào các buổi sinh hoạt trước cờ thì nên tuyên truyền, giáo dục các em việc giữ gìn môi trường. Nhưng đồng thời, các cơ quan chức năng cũng có vai trò khá quan trọng trong việc tôt chức các buổi đi nhặt rác vên đường, nhặt rác ở các con sông, bãi biển hoặc các hành động trồng cây gây rừng để hạn chế ảnh hưởng của các cơn lũ lụt thiên tai,…

Tuy vẫn còn có một số nguòi không biết giữ gìn môi trường, ho vô thức vứt rác bừa bãi trên những con sông, bãi biển. Vì ham muốn cá nhân mà phá rừng để có được những loại gỗ hiếm, bất chấp vi phạm pháp luật. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số người có ý thức bảo vệ môi trường rất cao. Cụ thể như những người đoàn viên thường đi treo nhưng băng rôn nói về chủ đề giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, nhầm giúp người dân nâng cao nhận thức lẫn nhắc nhở họ phải có trách nhiệm đối với môi trường mà mình đang sinh sống và làm việc.

  • Kết bài:

Hiện tượng ô nhiễm môi trường càng trở nên ngày càng phổ biến và việc bảo vệ môi trường cũng là một trong những trách nhiệm vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Thế nên mọi người trên thế giới này đều phải chúng tay, góp sức bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm. Còn nếu không hành động ngay bây giờ, chúng ta sẽ phải sống trong một thế giới với đầy sự độc hại do những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra.


Nghị luận: Vấn đề ô nhiễm môi trường và hành động của chúng ta.

Nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong do tác động của nạn ô nhiễm môi trường dẫn đến “sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất, sóng thần, núi lửa… đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại”.

Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Còn nhớ năm 2005, sóng thần đã cuốn trôi hàng chục ngàn người ở Thái Lan và Indonesia. Năm 2008, động đất làm tan hoang Tứ Xuyên (Trung Quốc). Và mới đây nhất, tháng 3/2011, động đất và sóng thần đã làm cho Nhật Bản trở thành vùng đất chết. Hơn hai mươi ngàn người chết, cơ sở vật chất kinh tế bị tàn phá nặng nề. Ngoài những biến cố về động đất, sóng thần, ta còn gặp những hiện tượng thời tiết lạ như: El Nino đã gây hạn hán ở Australia và lụt lội ở Nam Mỹ (2006-2007). Hiện tượng băng tan ở Bắc cực, lụt lội ở Thái Lan. Việt Nam (2010). Ngày càng nhiều làng “Ung thư” xuất hiện ở Việt Nam và thế giới… đây là những con số đáng báo động, cho thấy sự nổi giận của thiên nhiên trước những sai lầm của con người.

Nguyên nhân dẫn đến những hậu quả trên là do: Sự tác động của con người tới thiên nhiên như: chặt phá rừng mất cân bằng sinh thái, sử dụng hóa chất như thuốc sâu, thuốc cỏ thiếu khoa học. Rồi khói thải công nghiệp, khói thải đô thị làm thủng tầng Ô Zôn gây nên hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng dần lên của trái đất. Con người không ngừng xây dựng, đục khoét trái đất, xây hầm, khai thác mỏ làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Con người với những hận thù, tham vọng bá chủ thế giới, không ngừng chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hóa học, bom đạn, gây chiến tranh liên miên… Tất cả sẽ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên và báo hiệu sự diệt vong của trái đất. Theo lịch của người Maya năm 2012 là năm tận thế, nhà tiên tri Vanga dự đoán: sau năm 2010 sẽ là động đất, núi lửa và sóng thần… nay đang trở thành sự thật.

Để cứu lấy trái đất, bảo vệ cuộc sống của chúng ta, hãy chung tay bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực: Không được: đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Không thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuân, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; các quốc gia cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học, không gây chiến tranh; nếu dùng điện hạt nhân phải có quy trình chặt chẽ để bảo quản tránh sự cố khủng khiếp như vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở Nhật (2011), vụ nổ lò hạt nhân Checmobirr ở Nga (1986) gây bao đau thương cho con người.Vì tương lai của trái đất, của nhân loại, bạn và tôi hãy chung tay bảo vệ môi trường!

Xem thêm:

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường (Bài 9, Ngữ văn 6, tập 2, Kết nối tri thức) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.