Nghị luận: Chỉ có những tác phẩm nghệ thuật nào truyền đạt được cho mọi người những tình cảm mới mà họ chưa từng được thể nghiệm thì mới là tác phẩm nghệ thuật đích thực (L. Tônxtôi)

nghi-luan-chi-co-nhung-tac-pham-nghe-thuat-nao-truyen-dat-duoc-cho-moi-nguoi-nhung-tinh-cam-moi-ma-ho-chua-tung-duoc-the-nghiem-thi-moi-la-tac-pham-nghe-thuat-dich-thuc

Chỉ có những tác phẩm nghệ thuật nào truyền đạt được cho mọi người những tình cảm mới mà họ chưa từng được thể nghiệm thì mới là tác phẩm nghệ thuật đích thực (L.Tônxtôi )

Qua bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

1. Giải thích ý kiến.

Tình cảm: là sự rung động trong lòng trước một đối tượng nào đó. Văn học thuộc lĩnh vực tinh thần tình cảm – tác động bằng tình cảm và tác động đến tình cảm. Văn học còn là lĩnh vực của sự sáng tạo. Do đó, việc tác động, khơi dậy những tình cảm mới ở người đọc để bồi đắp và làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần tâm hồn của con người là điều cần thiết.

Chưa từng được thể nghiệm: là điều hoàn toàn mới mẻ – sản phẩm của sự khám phá, sáng tạo ở nghệ sĩ. Văn chương rất cần đến cái mới, cái đẹp của hình thức song điều cốt yếu cuối cùng làm nên sức rung động mãnh liệt của văn chương chính là cái lõi tình cảm của nó. Cái mới của tình cảm ở đây không nhất thiết là những tình cảm mới mà là những khía cạnh mới, chiều sâu mới của tình cảm hoặc những tình cảm mới hơn, khác đi đối với những đối tượng quen thuộc.

Tác phẩm nghệ thuật đích thực: tác phẩm nghệ thuật hoàn thành được sứ mạnh của văn chương chân chính, có giá trị thực sự đối với cu ộc sống của con người.

Một tác phẩm nghệ thuật đích thực phải truyền đạt cho người đọc những tư tưởng mới, tình cảm mới, cách nhìn mới về cuộc đời và con người; cảm nhận mới về nhân sinh, về lẽ yêu – ghét; bồi dưỡng tình cảm, nâng cao sự hiểu biết và cũng nâng cao phẩm chất người của con người; phải truyền đạt một cách có nghệ thuật để gợi hứng thú mới mẻ cho người đọc.

2. Làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu.

– Bài thơ đã được khẳng định và thử thách qua thời gian, đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn theo quan niệm của Tônxtôi.

– Xuân Diệu đã nêu ra một quan niệm về cuộc sống trần thế – hấp dẫn vô cùng, vô tận trong khi đời người ngắn ngủi, con người không thể thờ ơ, lãng phí thời gian. Sống là niềm vui vô tận nên phải tận hưởng nó. Thể hiện điều này, cảm xúc của nhà thơ đã đi đến giới hạn tận cùng của khao khát, ham muốn.

– Bút pháp lãng mạn với giọng thơ sôi nổi, lời thơ táo bạo, tinh tế, một nghệ thuật thơ với nhiều cách tân mạnh mẽ tạo ra những câu thơ rất trẻ, rất sống, rất đẹp. Nhiều từ ngữ có tính hình tượng cao, có khả năng biểu đạt cảm giác mạnh mẽ, nhiều điệp từ được sử dụng tài tình để diễn tả mọi cung bậc của cảm xúc.

→ Đọc “Vội vàng” thấy cái tươi trẻ của một hồn thơ, đồng thời cũng thấy yêu hơn sự sống, yêu hơn tuổi trẻ của con người. “Vội vàng” khơi dậy cái khát vọng sống khiến nó rộn rực, trào dâng trong mỗi người để tâm hồn con người được thanh xuân và tươi trẻ.

Cảm nhận bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân cho chân lí giản dị của mọi thời - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.