Nghị luận: Chữ người tử tù là một khúc tráng ca ca ngợi cái đẹp bất diệt (…) đem đến cho người đọc niềm tin vào sức mạnh cứu vớt con người của cái đẹp…

nghi-luan-chu-nguoi-tu-tu-la-mot-khuc-trang-ca-ca-ngoi-cai-dep-bat-diet-dem-den-cho-nguoi-doc-niem-tin-vao-suc-manh-cuu-vot-con-nguoi-cua-cai-dep

“Chữ người tử tù là một khúc tráng ca ca ngợi cái đẹp bất diệt (…) đem đến cho người đọc niềm tin vào sức mạnh cứu vớt con người của cái đẹp”... (Theo Văn xuôi lãng mạn Việt Nam trong nhà trường phổ thông)

Anh/chị hãy phân tích tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) để làm rõ nhận định trên.


  • Mở bài:

+ Giới thiệu: Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam. Ông có những sáng tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “chiếc ấm đất”, “chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.

+ Bàn về truyện ngắn “Chữ người tử tù”, có ý kiến cho rằng: “Chữ người tử tù là một khúc tráng ca ca ngợi cái đẹp bất diệt (…) đem đến cho người đọc niềm tin vào sức mạnh cứu vớt con người của cái đẹp”

  • Thân bài:

1. Giải thích ý kiến:

Tráng ca: bài ca với âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ.

Cái đẹp: là phạm trù cơ bản và trung tâm của mĩ học. Cái đẹp có trong thiên nhiên, trong sản phẩm lao động, ở con người và trong nghệ thuật.

– Nếu nói, những hoạt động của con người đều bị chi phối bởi quy luật cái đẹp thì nghệ thuật là nơi tập trung cao nhất của quy luật đó. Trong nghệ thuật nói chung, trong văn chương nói riêng, cái đẹp của nội dung cũng phải phù hợp với cái đẹp của hình thức.

– Nói cái đẹp trong “Chữ người tử tù” “đem đến cho người đọc niềm tin vào sức mạnh cứu vớt con người của cái đẹp” là nói đến khả năng hướng thiện của cái đẹp; khả năng dẫn dắt, “hướng đạo” và giúp con người có thêm sức mạnh trên con đường thực hành “thiên lương”.

2. Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù để làm rõ nhận định

Cái đẹp trong Chữ người tử tù là cái đẹp siêu việt, trác tuyệt; nó tập trung thể hiện cái đẹp của con người chủ yếu là ở hình tượng nhân vật Huấn cao và cái đẹp của chữ

– Cái đẹp toát lên từ nhân vật Huấn Cao:

+ Nguyên mẫu của Huấn cao là danh sĩ Chu thần Cao Bá Quát – nguyên mẫu nghệ sĩ anh hùng trong thực tế lịch sử
+ Huấn Cao được xây dựng nên như hình tượng nghệ thuật, nơi thể hiện sức mạnh của chân – thiện – mĩ:

  • Một Huấn Cao mang vẻ đẹp uy nghi của bậc hào kiệt, một trang anh hùng.
  • Huấn Cao toả ngời bởi vẻ đẹp của thiên lương trong sáng.
  • Huấn Cao rực rỡ trong vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa, có tài viết thư pháp.

– Cái đẹp toát lên từ nét chữ của Huấn Cao:

+ Thú chơi chữ là thú chơi cao sang dành riêng cho “tao nhân mặc khách”.

+ Viết chữ đẹp là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật, người viết chữ đẹp là nghệ sĩ.

+ Chữ của Huấn Cao là “vật báu trên đời” bởi nó rất đẹp, nó là hiện thân cho cốt cách tài hoa, cho khí phách, cho thiên lương, là hiện thân sinh động đầy đủ cho quan niệm về cái đẹp

– Cái đẹp toát lên từ cảnh cho chữ. Đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có:

+ Trong buồng giam chật chội, ẩm ướt, dơ bẩn, cái đẹp được tạo hình to đôi tay người tử tù.

+ Sự thay đổi ngôi bậc lạ lùng: Người tù thì ung dung lẫm liệt, ngục quan thì khúm núm, rụt rè.

⇒ Cái đẹp có thể được sản sinh trên miền đất tội ác nhưng nó không sống chung với cái ác mà có sức mạnh chiến thắng cái ác.

– Cái đẹp là nơi gặp gỡ của những tấm lòng:

+ Cái đẹp đã đem viên quản ngục đến gần người tử tù để giữa họ có một sự tri ngộ sâu sắc – sự đồng điệu của những cái tâm trong sáng.

+ Cái đẹp toát lên từ “những nét chữ vuông tươi tắn” và từ lời khuyên chân thành cũng như cốt cách của người sáng tạo ra nó đã vạch một con đường hướng đạo cho viên quản ngục.

+ Hành động cái cúi đầu vái lạy của viên quản ngục là cái cúi đầu trước cái đẹp. Đó là cái cúi đầu để người ta “đứng thẳng người ” ngẩng cao đầu đi theo “thiên lương”.

⇒ Cái đẹp là một thứ quyền uy thực sự, thiêng liêng, tuyệt đối. Nó phải đi liền với cái chân và cái thiện. Tôn vinh cái đẹp ấy, chính là lời ngợi ca tấm lòng thiện lương của hai Huấn Cao và viên quản ngục, ngợi ca sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu xa, tàn bạo, u ám nhất. Một lần nữa khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của Huấn Cao và từ đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ của tác giả

  • Kết bài:

Chữ người tử tù khắc họa lý tưởng hóa nhân vật Huấn Cao, một người nghệ sĩ tài hoa có thiên lương trong sáng, tôn vinh cái đẹp, luôn hướng đến sự hoàn mỹ, cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. Tác phẩm xứng đáng là “một khúc tráng ca ca ngợi cái đẹp bất diệt (…) đem đến cho người đọc niềm tin vào sức mạnh cứu vớt con người của cái đẹp”.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.