Nghị luận: Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ; nhưng khi cảm nghĩ về những người thương mến, về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy thương…

nghi-luan-chu-the-tru-tinh-cua-ca-dao-khi-cam-nghi-ve-than-phan-minh-la-thay-buon-thay-kho-nhung-khi-cam-nghi-ve-nhung-nguoi-thuong-men-ve-nhung-noi-nhung-vat-than-thuoc-la-thay-yeu-thay-thuong

Nghị luận: “Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ; nhưng khi cảm nghĩ về những người thương mến, về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy thương…”

I. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về ca dao và nêu được nhận định về nội dung của ca dao trữ tình.

II. Thân bài:

a. Giải thích nhận định:

– Chủ thể trữ tình (tác giả ca dao) là người bình dân, nhân dân lao động, sống trong cuộc đời trăm đắng, ngàn cay nhưng đằm thắm ân nghĩa bên gốc đa, giếng nước, sân đình… Và tác phẩm của họ cũng được sinh ra từ cuộc đời ấy. Nó phản ánh cuộc đời, tâm tình của người bình dân.

– Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ. Họ cất lên những tiếng nói than thở về những nỗi bất hạnh của mình: than về phận khó, về nỗi cơ cực, về lỡ duyên, …

– Chủ thể trữ tình khi cảm nghĩ về những người thương mến về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy thương… Họ cất lên câu hát yêu thương, tình nghĩa chứa chan tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình, quê hương đất nước…

⇒ Nhận định đã khái quát được hai nội dung chủ yếu của ca dao trữ tình: Nỗi xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương, thủy chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ.

b. Phân tích, chứng minh nhận định:

* Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ (Những bài ca dao than thân).

– Họ thường là những người phụ nữ sống trong xã hội cũ:

+ Ý thức được vẻ đẹp riêng, giá trị của mình (“tấm lụa đào”: vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, xuân sắc, quý giá…, “củ ấu gai” – “ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”: vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn).

+ Xót xa cho thân phận nhỏ bé, đắng cay, tội nghiệp (Thân em…) nhưng nỗi đau khổ của từng người lại mang những nét riêng (“tấm lụa đào”: đẹp nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, không tự quyết định được số phận của mình; “củ ấu gai”: có phẩm chất tốt đẹp bên trong nhưng không được ai biết đến, vẻ đẹp ấy bị che phủ bởi cái bề ngoài xấu xí, đen đủi…)

– Họ có thể là những chàng trai, cô gái lỡ duyên, hoặc bị ép duyên mà tình yêu dang dở. Vì thế, tiếng thơ như lời trách móc, oán giận, đầy xót xa, cay đắng (Trèo lên cây khế nửa ngày/Ai làm chua xót lòng này khế ơi!…)

* Nhưng khi cảm nghĩ về những người thương mến, về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy thương (Những bài ca dao yêu thương, tình nghĩa)

– Đó là nỗi nhớ người yêu của cô gái được gửi vào hình ảnh: khăn, đèn, mắt… Hỏi khăn, đèn, mắt cũng là hỏi lòng mình. Cô gái ra ngẩn vào ngơ, bồn chồn, thao thức với bao vấn vương, lo âu, phấp phỏng cho hạnh phúc lứa đôi (Khăn thương nhớ ai…)

– Có khi, người con gái mượn chiếc cầu dải yếm để nói lên mơ ước mãnh liệt của mình trong tình yêu. Một lời tỏ tình kín đáo, ý nhị, duyên dáng mà rất táo bạo. (Ước gì sông rộng một gang…)

– Họ mượn hình ảnh muối, gừng để diễn tả sự gắn bó sâu nặng của con người. Độ mặn của muối, độ cay của gừng còn có hạn nhưng tình cảm con người mãi son sắt, thủy chung. (Muối ba năm muối đang còn mặn…)

c. Đánh giá, mở rộng:

– Những câu hát than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa: trong cuộc sống còn nhiều vất vả, cơ cực, đắng cay, họ vẫn sống ân nghĩa, đằm thắm tình người, vẫn luôn khát khao tình yêu, hạnh phúc.

– Người bình dân đã lựa chọn những hình thức nghệ thuật riêng, đậm màu sắc trữ tình dân gian: thể thơ lục bát, song thất lục bát; hình thức đối đáp; công thức mở đầu “Thân em…”, “Trèo lên…”; hình ảnh biểu tượng, cách so sánh, ẩn dụ…

III. Kết bài:

Đánh giá, khái quát vấn đề.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.