Nghị luận: Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng chính họ là người làm vườn cho tâm hồn và là đạo diễn cho cuộc đời họ (Giêm A-len)

nghi-luan-con-nguoi-ta-som-muọn-gi-cũng-nhan-thay-rang-chinh-họ-la-nguoi-lam-vuon-cho-tam-hon-va-la-dạ

Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng chính họ là người làm vườn cho tâm hồn và là đạo diễn cho cuộc đời họ (Giêm A-len)

1. Giải thích:

“Chính họ là người làm vườn cho tâm hồn”: cách diễn đạt giàu hình ảnh về khả năng tự giáo dục, là trách nhiệm của mỗi người đối với quá trình hình thành, hoàn thiện nhân cách bản thân.

“Chính họ là đạo diễn cho cuộc đời họ”: cách nói hàm súc về khả năng làm chủ cuộc đời của mỗi cá nhân.

– Ý nghĩa: khẳng định mỗi con người đều có khả năng tự nhận thức, tự giáo dục bản thân.

2. Bàn luận:

– Câu nói giúp mỗi người nhận ra được chính mình (Ta là ai? Ta đang ở đâu? Ta cần đi đến đâu?). Làm thế nào để thành công, hạnh phúc; nhưng không làm phương hại đến người khác, cộng đồng? Mỗi người sẽ tự quyết định nhân cách và cuộc đời mình. b) Bàn luận:

– Câu nói trên đúng nhưng chưa đủ vì: cuộc đời, quá trình hình thành nhân cách của mỗi người không chỉ chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan: (vốn sống, sự hiểu biết, bản lĩnh, nghị lực, ước mơ, khát vọng, niềm đam mê, năng lực tự nhận thức, tự giáo dục… Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng có tính quyết định) mà còn chịu tác động không kém phần quan trọng của những yếu tố khách quan: gia đình, nhà trường, xã hội…

– Để trở thành người làm vườn, là đạo diễn của tâm hồn, của cuộc đời mình, mỗi cá nhân cần:

+ Nhận thức đúng và trúng về chính mình (điều này không phải dễ).

+ Chủ động trang bị cho mình những hành trang cần thiết:

+ Hoạch định, phác thảo những việc cần làm.

+ Tự bồi dưỡng kiến thức, phẩm chất, năng lực cho bản thân.

– Khi làm chủ được cuộc đời mình, con người ta dễ dàng hòa nhập và đứng vững trên đường đời để đi đến thành công…

3. Bài học đích đáng cho bản thân.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.