Nghị luận: Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn đọc sách đúng cách, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn (Barack Obama)

nghi-luan-doc-sach-rat-quan-trong-neu-ban-doc-sach-dung-cach-no-se-mo-ra-ca-the-gioi

Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn đọc sách đúng cách, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn.

  • Mở bài:

Kết quả cuối cùng của quá trình lao động mấy nghìn năm của nhân loại chính là sách. Sách là kết tinh trí tuệ của con người qua chiều dài lịch sử. Với việc đọc một quyển sách hay, bạn sẽ tìm thấy được một nhân cách sống, một kinh nghiệm sống và một bài học cho cuộc sống mà không phải tốn kém gì nhiều. Nếu bạn đọc đúng cách thì con đường đi trong cuộc sống của bạn sẽ thăng hoa hơn và thành công hơn. Việc đọc rất quan trọng. Nhưng việc đọc đúng cách lại càng quan trọng hơn. Bởi thế, Barack Obama đã từng khuyên rằng: Đọc sách rất quan trọng. Nếu bạn đọc sách đúng cách, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn (Barack Obama).

  • Thân bài:

Sách là gì?

Sách là một công cụ dùng để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền tri thức. Ở mặt này, có thể xem sách là một phương tiện truyền thông. Đọc sách đúng cách là đọc sách có định hướng, có lựa chọn, có phương pháp, hướng tới một mục đích nhất định. Cả thế giới sẽ mở ra trước mắt nghĩa là mở ra những cơ hội để hiểu biết thế giới rộng lớn.

Tại sao có thể nói nếu đọc sách đúng cách, cả thế giới sẽ mở ra trước mắt?

Không một ai có thể phủ nhận được vai trò của sách và việc đọc sách đối với sự thành công của mỗi con người. Nhờ vào sách con người học hỏi và biết được nhiều kiến thức. Khi muốn nghiên cứu hay phát minh một thứ gì đó thù đòi hổ con người phải có kiến thức và nền tảng về khái niệm, định nghĩa. Sách là thứ chất chứa những kiến thức về định lí, định nghĩa cho đến hình ảnh minh họa.

Sách là phương tiện giúp con người hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh. Gọi sách là phương tiện vì sách chất chứa rất nhiều kiến thức, con người có thể tìm kiếm những thứ bản thân cần từ sách. Sách giúp con người đi sâu hơn vào vấn đề kiến thức và phát triển học thức của họ. Con người có thể tiến bộ tất cả là nhờ vào việc đọc sách và những kiến thức sách mang lại.

Sách giúp cho con người thành công hơn, khôn ngoan và tài giỏi hơn khi con người thật sự đồng hành với sách mọi lúc, mọi nơi. Sách là một công cụ, một phương tiện hữu ích trong cuộc sống của con người. Ngoài thực tế, con người có thể vận dụng tất cả kiến thức để tạo ra những thứ hữu ích cho xa hội. Tất cả là nhờ vào nền tảng kiến thức. Khi sử dụng con người sẽ thực sự hiểu được  những thứ xung quanh cuộc sống của họ dễ dàng hơn.

Sách rất quan trọng, nhưng việc đọc sách còn quan trọng hơn. Đọc sách giúp con người ta nghiền ngẫm về kiến thức kĩ hơn và giúp nhớ lâu hơn. Việc đọc đúng thì lại càng giúp người đọc tìm được một nguồn tri thức cho bản thân. Mỗi một quyển sách là một cánh cửa dẫn đến “kho báu vô tận” nơi mà con người luôn tìm kiếm. Đọc sách là việc mà mỗi người đọc nào cũng phải làm.

Muốn thông hiểu được kiến thức thì trước hết ta phải đọc sách đúng cách. Khi đọc sách, bạn nên đọc thật kĩ càng và ghi nhớ lại những điều quan trọng. Khi đọc đúng, những kiến thức thực sự sẽ trở thành kinh nghiệm thực hành đúng cho chúng ta trong đời sống. Khi đọc sách một cách đúng đắn sẽ giúp cho con người thực sự thành công hơn, trí thức hơn và uyên bác hơn trong cuộc sống. Sách lúc này giống như là lăng kính vậy. Khi ta nhìn cuộc sống thực tế qua nó thì giúp ta mở rộng và nâng cao được kiến thức của bản thân. Khi ta đọc kĩ cũng như kĩ nó ta chắc chắn sẽ thông suốt và giải quyết các rắc rối của họ trong cuộc sống.

Vì vậy, việc đọc sách đúng cách rất quan trọng và càng quan trọng hơn so với khái niệm và giá trị của một quyển sách. Khi đọc sách thật kĩ chúng ta sẽ thật sự thành công và tìm ra được những chân lí mà sách khai sáng cho ta đọc sách rất quan trọng và quan trọng hơn hết là bạn đọc sách đúng cách. Việc đọc sách đúng cách luôn giúp bạn rất nhiều thứ trong cuộc sống. Việc làm ấy giúp chúng ta dễ dàng hoàn thành nhiều công việc, khai sáng nhiều chân lí và tìm ra kết quả cho những vấn đề rắc rối xung quanh cuộc sống của chúng ta. Đọc kĩ nó đến độ thuộc lòng cả một quyển sách sẽ giúp ta có hành trang vững bước trong học tập và trong công việc. Dù gian nan, thử thách tới đâu thì ta thật sự chiêm ngưỡng “kho báu vô tận” này thật đúng đắn và đúng với giá trị của nó thì bạn sẽ thật sự thăng hoa và hoàn thành được những điều  mà bản thân nghĩ sẽ không làm được.

Cả thế giới sẽ mở ra nếu bạn kiên trì đọc sách. Thế giới ở đây có nghĩa là nguồn tri thức mới mẻ của nhân loại. Muốn bước vào thế giới ấy, bạn phải tiếp cận và bước vào trong đó để tìm kiếm cái mình cần. cái mình muốn. Tri thức luôn sẵn có nhưng nó không luôn ở trước mắt bạn. Kho báu tri thức và sau đó mở ra nếu con người có đủ niềm tin, sự kiên trì và trí tuệ để khai phá nó. Sách nâng đỡ tâm hồn và giúp con người vươn lên trong cuộc sống. Sách là nơi có sản sinh ra sinh sống và không ngừng nuôi dưỡng sự sống ấy lớn lên từng ngày. Giở ra một quyển sách là bạn đã tự mở ra một ngày tươi sáng, ràn đầy niềm tin và hạnh phúc.

Con người càng thông minh hơn, càng tiến hóa hơn tất cả là nhờ vào sách vở – nơi lưu giữ kiến thức. Sách luôn hiện hành , nhưng cần nơi để tiêu thụ và hiểu về nó thì lại càng đáng nói hơn. Nơi lưu giữ sách là thế giới , nơi dùng sách và dự trữ sách là thế giới . Vì vậy hai thứ quan trọng trên luôn song hành cùng nhau. Chúng nó đều có mức quan trọng như nhau.

Cả thế giới sẽ mở ra sẽ cho con người ta một cơ hội để bản thân họ được thành công, được vươn lên và tỏa sáng với nguồn tri thức mà họ đã sáng tạo ra cho bản thân mình. Tri thức là tài sản quý giá của nhân loại là sức mạnh để con người ta có thể nuôi sống được bản thân mình. Loài người sinh ra là vô tri nhưng nhờ có kiến thức họ đã trở nên là những người có tri thức thực thụ trong xã hội. Không thể chối bỏ được lợi ích mà “cả thế giới” đã ban tặng cho loài người chúng ta.

Việc đọc sách đúng cách sẽ dẫn lối con người đến một tương lai đúng, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Giúp “cánh cửa” của thế giới thực sự mở ra cùng với tri thức nhạy bén của bản thân mình. Giúp ươm mầm những giấc mơ và biến nó thành hiện thực. Hãy thực sự khai phá nhiều chân trời tri thức mới bằng tri thức của chính mình.

Để mở cánh cửa tri thức đi đến thành công, con người nhất định phải có bản lĩnh trong cuộc sống. Khi thành công cũng như thất bại, chúng ta sẽ luôn có những bài học quý giá. Bài học để thành công cho chặng đường tiếp theo, cũng như bài học kinh nghiệm để ta có thể cải thiện và sửa đổi những cái sai trong cuộc sống của bản thân. Và cuộc sống ấy, “thế giới” ấy luôn nâng đỡ con người ta, để con người ta có thể vươn lên và thành công hơn nữa.

Cánh cửa của thế giới luôn gắn liền với tri thức. Khi ta đọc nhiều, ta sẽ thật sự biết được nhiều thứ. Lúc này đây, cả “thế giới” đã thực sự mở ra cho bản thâm chúng ta. Khi đọc đúng cách mọi thứ sẽ trở nên tiến hóa thú vị hơn khi bạn biết tư duy và có thể biết được tát cả mọi thứ nhờ vào sách. Cuộc sống như được nêm thêm gia vị bởi chính bản thân chúng ta. Việc đọc sách đúng đắn và cuộc sống sẽ mở ra những cánh cửa mới lạ để bạn trải nghiệm. Hai thứ ấy luôn liên quan với nhau và ngày càng giúp con người tiến bộ và nhiều kinh nghiệm sống hơn.

Trong thực tế, sách được sử dụng rất nhiều. Như mọi người đều biết, sách có công dụng rất nhiều nó mang lại nguồn tri thức và giúp chúng ta tìm kiếm được những thứ  tìm trong cuộc sống. Sách được chia thành rất nhiều loại nhiều tầng lớp để sử dụng. Việc chia ra nhiều loại giúp người học lẫn người đọc nó rất đễ dàng và hiệu quả. Sách trong phổ thông, trong giáo dục được chia ra làm 12 cấp bậc. Từng kiến thức trong từng cấp bậc sẽ được tăng dần cho đến đại học. Đấy là một nền giáo dục Việt Nam tiến tiến và mỗi năm giáo dục nhà nước ta ban hành những điều luật cải cách giúp học sinh học tốt hơn và trao dồi kiến thức đúng đắn hơn so với từng lứa tuổi của chúng.

Ngày nay, khi đời sống công nghệ có những bước tiến đột phá, hàng loạt công cụ mới ra đời nhưng sách vẫn không mất đi vai trò thiết thực của nó đối với đời sống con người. Danh từ “sách nói” trên những chiếc điện thoại thông minh ngày nay đã không còn xa lạ nữa. Việc đọc sách trở nên thuận tiện và dễ dàng với sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị điện tử. Khi ta nghe sách thay vì đọc sách thì nguồn kiến thức lại càng dễ đi sâu vào đầu óc của con người hơn. Những thứ hiện đại của nền tri thức lại càng làm rõ hơn cho con người chúng ta thấy rõ được cuộc sống và việc đọc sách đúng đắn. Đọc đúng đắn thì cánh cửa thế giới cơ hội, cuộc sống sẽ mở cửa để ta thêm trải nghiệm, khám phá và chinh phục nhiều thứ trong thanh xuân của mỗi người.

Các công ty như Google, Facebook hay Twitter của nước ngoài đều đòi hỏi nhân viên phải có một kiến thức thật uyên vác với những chứng chỉ, bằng cấp loại một . Những nhân viên có trình độ cao thì mố có đủ chỉ tiêu đối với các công ti nước ngoài như thế. Và việc đọc sách đúng cách để “cánh cửa” cho ta cơ hội lại càng được minh chứng rõ hơn. Vì vậy trình độ tri thức và việc vận dụng nó ở ngoài cuộc sống rát quan trọng. Nên đặt nền tảng cho bản thân thật vững chắc khi còn bé để khi trưởng thành ta có đủ điều kiện để “cánh cửa” của cả thế giới mở ra cho ta.

Bên cạnh những quyển sách có giá trị, vẫn có nhiều quyển sách tầm thường, thậm chí là độc hại đối với người đọc. Đó là những quyển sách nói về vấn đề bạo lực, đồi trụy dung tục, có thể gây ảnh hưởng xấu đến đầu óc của trẻ nhỏ. Những quyển sách ấy không chất chứa tri thức, không phải là công cụ để con người ta có thể dùng để phục vụ trong cuộc sống. Vù vậy việc đọc những quyển sách ấy là không tốt và những người bán những quyển sách ấy lại càng đáng nói hơn.

  • Kết bài:

Sách là công cụ để con người thực sự tiến bộ, cuộc sống văn minh hơn nếu con người có tri thức. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Hãy đọc sách đúng cách để làm cho “cánh cửa” tuyệt diệu kia thực sự mở ra và dẫn đường cho con người thực sự đến thành công và vẽ tô thêm một phần tươi đẹp trong thanh xuân của mỗi người.


Tham khảo:

Nghị luận: Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn (Obama)

  • Mở bài:

Nhiều bạn trẻ than thở: “Sách ở Đại học quá nhiều và chúng em không đủ thời gian để đọc. Làm sao có thể xoay xở được khi mà trong một học kì, riêng môn Văn học phương Tây hay Văn học Nga chẳng hạn, cần phải đọc đến hơn chục cuốn tiểu thuyết, mỗi cuốn vài trăm trang, chưa kể biết bao nhiêu giáo trình chính và tài liệu tham khảo”. Đó chẳng qua là lời phàn nàn của những ai lười đọc và không nhận rõ tầm quan trọng của việc đọc sách mà thôi. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.Muốn đọc sách hiệu quả, nhất định bạn cần phải có một thời khóa biểu cho việc đọc. Hãy nhớ rằng: “Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn” (Obama).

  • Thân bài:

Thực không thể nào kể hết lợi ích của việc đọc sách. Đọc sách giúp kích thích trí não phát triển, giúp mở rộng vốn kiến thức, mở rộng vốn từ, cho bạn cảm giác thoải mái, tự tin trong giao tiếp. Đọc sách giúp giảm stress hiệu quả, đồng thời làm tăng cường khả năng ghi nhớ bằng việc thường xuyên đọc sách. Đọc sách nhiều làm cải thiện kỹ năng tư duy phân tích, tăng cường khả năng tập trung. Đọc sách thường xuyên giúp trau dồi kỹ năng viết lách. Thường xuyên đọc sách khiến bạn dễ cân bằng cảm xúc hàng ngày, giúp phát triển trí tưởng tượng, nhanh chóng loại bỏ thói quen không lành mạnh. Sách giúp tinh thần và lối sống của bạn trở nên trong sạch, vững mạnh hơn. Đọc sách là cách thức giải trí miễn phí, là cách bạn tận dụng thời gian hiệu quả có khả năng kết nối mọi người, đồng thời khám phá khả năng tiềm ẩn trong con người.

Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.

Huống chi, đọc chẳng phải là một việc nhọc nhằn, nếu bạn xem nó là một cách để thưởng thức cuộc sống. Thử nghĩ mà xem, làm gì có thú vui nào thanh cao và thượng lưu hơn là có một ngày dài, bên cửa số tràn ánh nắng, hay trong một góc công viên yên tĩnh, bạn ngồi đó và đọc. Bạn đắm mình trong một thế giới nào đó khác, sung sướng khi bắt gặp một ý tưởng vĩ đại, khám phá bộ óc kì diệu của nhân loại và phát hiện ra một chiều kích khác của cuộc sống. Bạn vượt ra khỏi sự hữu hạn của cuộc đời thực tại, giống như bước vào một nhà hát hay xem một bộ phim – mọi lo âu toan tính được gạt sang một bên.

Hãy chăm chỉ đọc sách và đừng đòi hỏi kiến thức từ sách sẽ có lợi ích ngay sau khi đọc sách. Theo qui luật, khi bạn tích lũy được nhiều kiến thức (tức là nhiều thông tin hữu ích trong đầu), thì não bộ của chúng ta trở nên vô cùng nhạy bén và dễ tiếp thu, nhanh chóng ghi nhớ.

Thực ra không phải, bản chất của sự ghi nhớ chính là kết nối. Khi chúng ta tiếp thu một thông tin mới, nếu biết cách tổ chức, những thông tin đó sẽ ngay lập tức kết nối với những thông tin đã có, tạo thành một hệ thống nào đó. Và não bộ của chúng ta không ghi nhớ các thông tin một cách rời rạc, mà liên kết, tâp hợp nó thành các nhóm, các hệ thống thông tin. Vì thế, nếu ta có sẵn một lượng thông tin, lượng từ vựng nhất định làm kiến thức nền, thì những thông tin mới trong vùng đó sẽ dễ dàng được “treo” vào não bộ chúng ta một cách nhanh chóng, giống như bạn đã có sẵn nhiều loại mắc áo, và chỉ việc treo chiếc áo của bạn lên mà thôi.

Bạn càng có tri thức nền rộng rãi bao nhiêu, bạn càng dễ dàng tiếp thu tri thức mới bấy nhiêu và càng có khả năng thích ứng với muôn ngàn tình huống phong phú của đời sống. Đó là lí do tại sao người ta trở nên thông minh hơn, tư duy tốt hơn khi hiểu biết nhiều thứ, và những bộ óc vĩ đại sở dĩ vĩ đại là bởi nó không ngừng được nạp thêm các thông tin, trở nên vô cùng bén nhạy và sáng tạo.

Sự sáng tạo không đến từ chân không mà đến từ sự nỗ lực tích lũy tri thức. Tư duy phê phán cũng không phải từ trên trời rơi xuống. Bản chất của sáng tạo là kết nối các thông tin sẵn có theo một cách khác, đặc biệt. Bạn càng có nhiều thông tin trong não bộ, bạn càng có nhiều cơ hội để tổ hợp các thông tin ấy theo nhiều kiểu liên hệ khác nhau, vì vậy bạn càng giàu khả năng sáng tạo. Bạn muốn phê phán, nhưng nếu bạn thiếu thông tin, tức là thiếu hiểu biết, thì tư duy phê phán của bạn sẽ biến bạn trở thành một kẻ bảo thủ, thiển cận, chỉ thấy cây mà không thấy rừng, và điều này thật là tệ hại.

Thi cử học đường thường khiến bạn hình dung các môn học là tách biệt. Về bản chất, tri thức nhân loại là tổng hợp, và cái này hoàn toàn có thể soi sáng, chiếu rọi cho cái kia. Sự chia tách các môn học chẳng qua chỉ là một giai đoạn trong tư duy nhân loại. Trước thế kỉ XIX, các ngành khoa học đã từng tồn tại trong một thể hỗn dung. Pitago hay Acsimet, Heraclit, Talet vừa là nhà triết học, vừa là nhà khoa học. Leona De Vinci vừa là một họa sĩ Phục Hưng nổi tiếng, nhưng đồng thời cũng là một nhà khoa học, ông là người đầu tiên vẽ mô hình máy bay và đưa ra bản thiết kế chiếc xe đạp. Sau thế kỉ XIX, các ngành khoa học mới bị phân tách thành các chuyên môn, biệt loại: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Văn học, Nghệ thuật… trở nên chẳng dính dáng gì đến nhau. Nhưng đến thế kỉ XX, các lý thuyết tương đối, lượng tử, hạt cơ bản, lý thuyết Bigbang đã đưa khoa học và tôn giáo, văn chương xích lại gần nhau. Nếu đọc Thế giới như tôi thấy của Einstein, Vũ trụ và hoa sen của Trịnh Xuân Thuận, ta sẽ thấy khoa học chẳng hề tách rời văn chương, triết học và tôn giáo.

Để có một tri thức tổng hợp và phong phú, không nên chỉ trông chờ vào sách giáo khoa hay chương trình học chính qui trong học đường. Sách giáo khoa hay chương trình chính qui, dù bị kêu ca là nặng, nhưng thực chất vẫn hết sức mỏng manh so với khả năng tiếp thu của một đứa trẻ (điều quan trọng chính là dạy chúng học sách giáo khoa theo cách nào mà thôi, vì một đứa trẻ lên 6 tuổi đã có thể tự mày mò để down các trò game trên mạng về tự chơi, chơi một cách thành thạo những trò khó nhất, chúng có thể xem những bộ phim rất dài, ngôn ngữ rất phức tạp, hà cớ gì chúng lại không thể hiểu nổi những bài thơ ngắn ngủn trong sách giáo khoa). Tích lũy tri thức hàng ngày thông qua đọc sách chính là con đường để mở rộng giới hạn của bản thân.

  • Kết bài:

Các học vấn khác đại khái cũng như vậy, không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào. Trong lịch sử học thuật, phàm là người có thành tựu lớn trong bất kì một lĩnh vực nào, đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác.

3 Trackbacks / Pingbacks

  1. Dàn bài nghị luận về vấn đề tác dụng của việc đọc sách. - Theki.vn
  2. 100 danh ngôn hay nhất về đọc sách. - Theki.vn
  3. Trình bày vai trò của sách và cách đọc sách đúng đắn qua câu nói của M.Gorki: Hãy yêu sách, nó là nguồn tri thức... - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.