Nghị luận: Đừng sống như hòn đá, giống như hòn đá

nghi-luan-dung-song-nhu-hon-da-giong-nhu-hon-da

“Đừng sống như hòn đá, giống như hòn đá” (Tâm hồn của đá – Trần Lập)


  • Mở bài:

Trong bài hát: Tâm hồn của đá, Trần Lập có viết: “Đừng sống như hòn đá, giống như hòn đá”. Lời bài hát là lời khuyên có ý nghĩa định hướng cho con người về một lối sống tích cực, tránh kiểu sống vô cảm như “hòn đá”.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa:

Những câu hát là một lời khuyên thể hiện nhiệt huyết và khát vọng sống hết mình của tác giả. Lời khuyên hướng tới nội dung: Con người đừng sống như một hòn đá. Hình ảnh hòn đá (sống không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn băng giá) là ẩn dụ cho cuộc sống ích kỉ, nhàm tẻ, vô cảm và thiếu trách nhiệm với cuộc đời và con người. Đó chỉ là một sự tồn tại vô nghĩa, chứ không phải là đang sống với đầy đủ ý nghĩa của từ này.

2. Lối sống “như hòn đá” tồn tại ở một bộ phận người trong xã hội

Sống “như hòn đá” là lối sống ích kỉ, vô cảm, không chia sẻ và yêu thương đang tồn tại trong thực tế với nhiều biểu hiện ở các mức độ, cấp độ khác nhau.

Có hiện tượng con người trơ lì, vô cảm đến mức không mảy may động lòng trước vui buồn của đồng loại, không hề quan tâm đến những vấn đề xảy ra trong xã hội; không bày tỏ thái độ hoặc có những hành động cụ thể khi chứng kiến cái Xấu, cái Ác hoành hành trong xã hội…

Lại có những người vì những mong muốn ích kỉ của bản thân mà trở thành những những “hòn đá” ngáng trở người khác, cản trở sự tiến bộ của xã hội…

3. Nguyên nhân:

Lối sống “như hòn đá” có thể bắt nguồn từ những tác động của nền kinh tế thị trường. Nhiều người chạy theo vật chất nên chỉ chú ý đến lợi ích của cá nhân, “mũ nỉ che tai” với cuộc sống bên ngoài mình. Bên cạnh đó: Xã hội cũng chưa có những hình thức lên án và răn đe mãnh mẽ; đủ sức đẩy lùi căn bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ ở nhiều người.

Do nhận thức của nhiều người về ý nghĩa thực sự của cuộc sống còn mơ hồ. Từ chỗ coi trọng đời sống vật chất, xem nhẹ đời sống tinh thần… dẫn đến tình trạng tâm hồn “băng giá”.

4. Hậu quả:

Sống như hòn đá sẽ khiến cho mỗi cá nhân bị cô lập; những nét đẹp nhân văn trong xã hội cũng bị thủ tiêu. Lối sống ích kỉ, vô cảm còn là nguồn gốc của nhiều thói hư, tật xấu khác.

5. Bài học nhận thức và hành động:

Những ca từ trong bài hát Tâm hồn của đá đã phủ định lối sống khép mình, ích kỉ, vô cảm ở một bộ phận con người trong xã hội. Từ đó đề xuất lối sống tích cực: Sống đồng nghĩa với giao cảm, sẻ chia, đùm bọc, yêu thương. Sống không chỉ là tồn tại mà còn là cảm giác; không chỉ là hưởng thụ mà còn là cống hiến, không chỉ nhận yêu thương mà còn cần chia sẻ yêu thương…

Cần phê phán những người có lối sống “như hòn đá”. Quan điểm “Đừng sống như hòn đá” không chỉ là một lời răn mình của mỗi người; mà còn là lời cảnh tỉnh với tất cả mọi người trong xã hội.

  • Kết bài:

Tuổi trẻ đừng sống “như hòn đá”. Tuổi trẻ phải sóng sông nổi, mãnh liệt. Tuổi trẻ cần “sống ở thế chủ động”.  Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách. Tìm ra mục đích sống của bạn là bước quan trọng đầu tiên để sống cuộc sống không giới hạn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.