Suy nghĩ về những tác hại của căn bệnh vô cảm

nghi-luan-hau-qua-cua-can-benh-vo-cam

Suy nghĩ về những tác hại của căn bệnh vô cảm.

  • Mở Bài:

Thật không thể phủ nhận sự xâm lấn mạnh mẽ của căn bệnh vô cảm trong xã hội và ở giới trẻ hiện nay. Từ một vài hiện tượng đơn lẻ, vô cảm tiến đến trở thành một căn bệnh phổ biến. Vô cảm thực sự đã gây ra nhiều tác hại khôn lường đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Tác hại của bệnh vô cảm sẽ còn nghiêm trọng hơn nếu chúng ta không có những giải pháp thiết thực và hữu hiệu.

  • Thân bài: 

Đối với mỗi cá nhân.

Căn bệnh vô cảm sẽ khiến con người ngày càng xa rời cuộc sống, rơi vào trạng thái cô lập. Vô cảm làm họ mất cảm nhận đối với tình yêu thương. Họ không biết chia sẻ và cảm thông đối với nỗi khổ đau, bất hạnh người khác. Đồng thời, mất khả năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội.

Người vô cảm thường chọn cách sống tách biệt với mọi người. Họ không thích bị phiền phức, bị nhờ vả và ít khi giúp đỡ ai. Bởi thế, họ cũng thường không cần đến sự cảm thông chia sẻ của người khác. Họ sống biệt lập và ngày càng xa rời bản chất loài người.

Bệnh vô cảm còn khiến con người có những hành vi sai lầm, cực đoan, mù quáng. Nó đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức và thuần phong mĩ tục. Thực tế cho thấy, người vô cảm dễ nảy sinh những hành động phạm tội. Bởi họ không còn biết tôn trọng con người, không biết tôn trọng luật pháp và các quyền lợi đi kèm. Họ chỉ biết đến lợi ích cá nhân và sẵn sàng dẫm đạp hoặc bức hại người khác.

Cũng do chứng vô cảm mà trong cuộc sống đã sảy ra biết bao sự việc đau lòng. Nhiều người đã nhẫn tâm bỏ chạy khi gây tai nạn. Rất nhiều người tỏ ra hững hờ khi hỏa hoạn sảy ra. Họ vô tâm trước nỗi đau của người khác, hoặc lạnh lùng sát hại con vật, con người. Họ không còn tình cảm để thấu nhận nỗi đau đớn của nạn nhân. Hay cũng bởi vô cảm mà con người trở nên đê tiện, ích kỉ, tham lam và tàn bạo. Biết bao nhiêu sự việc về hành động “hôi của” đã được báo chí phản ánh khiến chúng ta không khỏi đau lòng về nhân cách làm người. Biết bao nhiêu vụ bạo hành trên đường phố, trong trường học, trong gia đình khiến chúng ta phải tự hỏi tình người đang ở đâu?

Bệnh vô cảm khiến con người mất cảm nhận đối với cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Tâm hồn họ trở nên khô khan, tàn nhẫn. Nghệ thuật hay cái đẹp của tình người đối với họ không có giá trị gì nữa.

Người vô cảm lúc nào họ cũng hoang tưởng hoặc bức bối, hoặc hoài nghi, hoặc sự hãi trước cuộc sống. Cuộc sống của người bị vô cảm lúc nào cũng đầy xáo trộn, đầy biến động bởi thần kinh tâm lí gây ra. Họ tự tách mình ra khỏi những ràng buộc xã hội. Từ đó mất dần đi mối liên kết bền chặt đối với đời sống con người. Cuộc sống cô đơn là tất yếu đối với những người vô cảm.

Đối với xã hội.

Mỗi cá nhân vô cảm sẽ đẫn đến một xã hội vô cảm. Một khi vô cảm trở thành hội chứng phổ biến mà không được ngăn chặn sẽ dẫn đến những hậu quả khủng khiếp. Trước hết, bệnh vô cảm là nguyên nhân làm xói mòn nhân cách. Nó hủy hoại các chuẩn mực, giá trị đạo đức từ lâu vốn được khẳng định trong xã hội.

Xã hội ngày ngay phát triển với tốc độ chống mặt. Kéo theo nó là sự thây đổi về chuẩn mực hành vi đạo đức con người. Có những chuẩn mực vốn rất tốt đẹp trong quá khứ. Nhưng lại có thể sẽ bị phủ nhận trong xã hộ ngày nay. Sự sàng lọc các giá trị ấy để phù hợp với đời sống mới đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bởi thế, một khi con người vô cảm, hành động mù quáng, thiếu suy nghĩ, thiếu khoa học sẽ làm tổn thất biết bao nhiêu thành quả mà ông cha ta đã gây dựng.

Ngày nay, người ta chào hỏi nhau không còn lịch sự và cung kính như trước nữa. Việc chào hỏi trong xã hội trở thành một hành động bị xem là khách xáo, không còn mang tính trang trọng nữa. Việc nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ của một số người không còn mang tính ràng buộc của bổn phận và nghĩa vụ.

Sự vô cảm của con người làm mất tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống. Lòng tốt bị phủ nhận, tội ác không bị trừng trị. Cái xấu, cái ác hiển nhiên được tồn tại gây ảnh hưởng nặng nề đến an ninh xã hội và chất lượng cuộc sống con người.

Ngày nay, đời sống vật chất được đề cao quá mức. Con người lấy vật chất làm chuẩn mực khẳng định vị trí trong xã hội. Bởi thế, làm nảy sinh sự tranh giành, chiếm đoạt hay hoài nghi, thù đích lẫn nhau. Chúng ta đang thiếu tinh thần hợp tác để cùng tiến bộ, cùng đi đến thành công. Chúng ta chỉ biết làm giàu cho bản thân mà không biết tương trợ người khác để giữ vững thành công. Chúng ta cũng quên rằng đoàn kết thì sống, chia rẽ là chết. Và hủy hoại môi trường sống, hủy hoại, báng bổ các giá trị tất yếu của xã hội chẳng khác nào tự giết chết chính mình.

  • Kết bài:

Một con người không thể hạnh phúc khi sống trong vô cảm. Một xã hội không thể phồn vinh khi con người thờ ơ, lạnh lùng và tàn ác. Một đất nước không thể phát triển khi con người đặt lợi ích cá nhân đặt lên cao và nhiệm vụ chung bị né tránh. Hãy chống lại những tác hại của căn bệnh vô cảm. Hãy tuyên chiến với căn bạo bệnh ấy. Hãy tìm cách loại trừ căn bệnh vô cảm ra khỏi cuộc sống của chúng ta. Hãy cùng nắm tay nhau trong tình thân ái bước đến tương lai rực sáng.

Xem thêm:

Trình bày cách khắc phục và loại bỏ hiện tượng vô cảm ra khỏi đời sống con người

3 bình luận

5 Trackbacks / Pingbacks

  1. Trình bày cách khắc phục và loại bỏ hiện tượng vô cảm ra khỏi đời sống con người - Theki.vn
  2. Nghị luận: "Trong thế giới này chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt" (Martin Luther King) - Theki.vn
  3. Suy nghĩ về lối sống vô cảm của thanh niên hiện nay - Thế Kỉ
  4. Suy nghĩ về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả trong cuộc sống - Thế Kỉ
  5. Nguyên nhân của hiện tượng vô cảm trong xã hội ngày nay - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.