Nghị luận: Hãy cố gắng thắp lên ngọn lửa nhỏ còn hơn chỉ ngồi nguyền rủa bóng tối.

nghi-luan-hay-co-gang-thap-len-ngon-lua-nho-con-hon-chi-ngoi-nguyen-rua-bong-toi

Hãy cố gắng thắp lên ngọn lửa nhỏ còn hơn chỉ ngồi nguyền rủa bóng tối.

* Hướng dẫn là bài:

  • Mở bài:

– Cuộc đời con người không chỉ toàn hoa hồng mà còn nhiều khó khăn và vấp váp, điều quan trọng là cách mỗi chúng ta đối diện và vượt qua điều đó như thế nào. Bàn về điều này, kho tàng danh ngôn thế giới có câu: Hãy cố gắng thắp lên một ngọn lửa nhỏ còn hơn cứ ngồi nguyền rủa bóng tối.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý kiến: Hãy cố gắng thắp lên một ngọn lửa nhỏ…

“Bóng tối”: khó khăn, thất bại, nghịch cảnh.

“Ngọn lửa nhỏ”: là biểu tượng cho ánh sáng, hi vọng.

“Thắp lên”: lối sống tích cực, có niềm tin, nghị lực vượt qua nghịch cảnh, không chấp nhận bóng tối, không đầu hàng cái xấu, cái ác.

“Nguyền rủa bóng tối”: lối sống tiêu cực, vô nghĩa, nhàm chán, dễ bị nghịch cảnh đánh gục.

→ Trong bóng tối con người ta rất cần ánh sáng và dù chỉ là một ngọn nến thôi cũng có thể soi đường cho ta thoát ra khỏi bóng tối. Câu danh ngôn đã nêu lên bài học về thái độ sống, là lời khuyên mỗi chúng ta phải sống tích cực, dám đương đầu và vượt qua khó khăn thử thách, không thụ động than vãn, thở dài, đòi hỏi mà không tự chủ động cải thiện cuộc sống.

2. Bàn luận ý kiến: vì sao cầm phải dám đương đầu với khó khăn, thử thách ?

– Trong cuộc sống con người phải đối mặt với rất nhiều va vấp, nếu mỗi lần như thế đều bị đánh gục hay đắm chìm trong khó khăn thì không thể trưởng thành và thành công được. Cũng như khi bị lạc trong bóng tối, nếu ta buông xuôi thì không bao giờ nhìn thấy được ánh sáng.

– Khi sống tích cực, ta sẽ sống yêu đời, nhiệt tình, hăng hái. Khi đối diện và vượt qua khó khăn, ta sẽ dày dạn và bản lĩnh hơn, năng lực và phẩm chất cũng được trau dồi, nâng cao để đứng vững và thành công trong cuộc sống à lối sống tích cực trở thành thước đo phẩm chất và năng lực con người.

Dẫn chứng:

+ Nhà bác học Edison sau hàng nghìn lần thất bị trong thử nghiệm sáng tạo bóng đèn điện, ông đã không hề chán nản hay trách oán điều gì. Kiên trì với mục đích, cuối cùng, ong cũng than công. Có người mỉa mai: sau hàng nghìn thất bại, ông mới có một thành công. Edison bình trả lời: tối biết có 1 cách có thể tạo ra bóng đèn điện và biết hàng nghìn cách không thể tạo ra nó. Rõ ràng, Edison xem thất bại là nền tảng để tạo ra thành công và luôn tin tưởng vào điều đó.

+ Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi sinh ra trong gia đình nghèo khó, sớm mồ côi nên không có đủ điều kiện đi học. Vì yêu thích chữ thánh hiền, Mạc Đĩnh Chi tìm đến lớp học của thầy, đứng ngoài cửa lén nghe thầy giảng bài. Việc làm ấy khiến thầy giáo cảm động và nhận ông vào lớp học. Nhờ tư chất thông minh, trí tuệ phi thường, Mạc Đĩnh Chi không những học giỏi mà còn thông thuộc sách vở, sau trở than trạng nguyên xuất chúng làm vẻ vang đất nước. Nếu chỉ biết than vãn cho số phận của mình, sớm bị khuất phục thì Mạc Đĩnh Chi cũng chỉ là một người tầm thường rồi.

+ Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã khuyết tật ở tay. Không đầu hàng số phận, nhờ tinh thầy ham học hỏi, thầy đã kiên trì rèn luyện viết chữ bằng chân và cuối cùng, không hững thầy có thể viết chữ thật đẹp mà còn trở thành nhà giáo ưu tú, được nhiều người kính trọng. Thay vì chỉ biết than vãn cho số phận bất hạnh, thầy đã tìm cách vượt lên trên nó và tỏa sáng, sống cuộc đời có ý nghĩa.

– Số phận có thể khắc nghiệt đối với nhiều người nhưng cách họ vượt lên thật đáng để chúng ta khâm phục. Họ không chỉ cố gắng thắp lên ngọn lửa, tự thoát ra bóng tối của mình mà còn mang ánh sáng đến cho những người khác. Đó là lối sống tích cực đáng được trân trọng và ngợi ca.

– Sự vươn lên không ngừng của từng cá nhân sẽ là nền tảng và động lực cho sự đi lên của cả tập thể. Nếu mỗi người đều không chấp nhận cái xấu, cái ác hay run sợ trước khó khăn thì xã hội sẽ ngày càng phát triển, văn minh và tiến bộ.

3. Bàn luân mở rộng.

– Sống có lí tưởng và vượt lên hoàn cảnh không đồng nghĩa với lối suy nghĩ và hành động hão huyền. Sự huyễn hoặc về khả năng của bản thân sẽ làm cho con người bị nhấn chìm sâu hơn vào trong thất bại.

– Nhiều ngọn nến cháy góp lại sẽ làm bùng lên một ngọn lửa lớn để đẩy lùi bóng tối. Nếu tất cả chúng ta đều giữ cho mình niềm tin vào cuộc sống, thái độ sống tích cực và lương thiện thì xã hội sẽ ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn.

– Những kẻ sống không có mục đích hay chỉ đơn thuần sống vì những mục đích tầm thường, nhỏ nhoi và vị kỉ.

– Những kẻ dễ dàng bị “bóng tối” khuất phục, không chủ động thoát khỏi nghịch cảnh. Họ dễ dàng buông xuôi, mệt mỏi dẫn đến thất bại và mất đi sự tôn trọng và đề cao của mọi người.

4. Bài học nhận thức và hành động.

– Mỗi chúng ta hãy xác định cho mình một lối sống tích cực, không để khó khăn khuất phục và luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

– Đối diện với thất bại, ta hãy bình tĩnh tìm ra khuyết điểm để sửa chữa và trên hết là giữ vững niềm tin để có thể khuất phục khó khăn, trưởng thành và thành công hơn.

  • Kết bài

Khẳng định: “Hãy cố gắng thắp lên ngọn lửa nhỏ…” là bài học về thái độ sống vô cùng đúng đắn với mọi thời đại và với mỗi con người, nhất là những con người trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm trên đường đời.

Liên hệ: Mỗi học sinh chúng ta ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy thấm thía và xem đó như một lời khuyên quý báu để có thể vững bước và thành công trong cuộc sống.

Đọc thêm:

Nghị luận: Khi nghịch cảnh gõ cửa, bạn sẽ phản ứng thế nào?


Tham khảo:

Nghị luận: “Hãy cố gắng thắp lên ngọn lửa nhỏ còn hơn chỉ ngồi nguyền rủa bóng tối”,

Cuộc sống con người đáng quý như vàng vậy. Vàng đích thực thì phải qua thử lửa cũng như con người muốn trưởng thành thì phải trải qua phong ba não táp của cuộc đời, phải đối mặt với khó khăn thử thách, đương đầu với cái xấu cái ác. Những giông bão kia chính là lửa để thử ‘chất vàng mười’ trong mỗi con người. Nhưng thực tế cuộc sống không phải ai cũng vượt qua được những bài thử nghiệm khắc nghiệt ấy. Nếu nghịch cảnh khiến một số người càng trở nên vững vàng thì ngược lại nó lại nhấn chìm không ít kẻ trong đau khổ bế tắc. Để nói về cách thức chống lại cái xấu cái ác có một câu ngạn ngữ cho rằng: “Hãy cố gắng thắp lên ngọn lửa nhỏ còn hơn ngồi than phiền bóng tối’.

Trước hết cần có một cái nhìn toàn diện về câu nói. Ở đây, “bóng tối” là ẩn dụ cho cái xấu cái ác, là những khó khăn thử thách trong cuộc sống. “Ngọn lửa nhỏ” là biểu tượng cho những hành động tích cực, những việc làm tốt. “Thắp” là hành động có ích, làm những việc tốt đẹp đó. Còn ‘than phiền’ là kêu ca,chỉ trích, buông xuôi, phó mặc. Ta có thể hiểu câu ngạn ngữ rằng thà chúng ta góp một hành động nhỏ nhưng có ích còn hơn là ngồi đó chỉ trích kêu ca, phó mặc cho cái xấu cái ác hoành hành. Như vậy, có thể thấy câu ngạn ngữ qua đó đề cao những hành động tích cực.

Đúng vậy, chúng ta chỉ có thể xua đi ‘bóng tối’ bắt đầu từ việc “thắp lên ngọn lửa nhỏ”. Bởi theo triết học duy vật biện chứng thì một lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bởi một lực lượng vật chất khác. Lực lượng vật chất ở đây có thể hiểu là những đấu tranh, những cái mới thay thế cái cũ. Chế độ phong kiến hàng ngàn năm sẽ mãi tồn tại trong sự bất công với loài người nếu không có một thể chế khác lật đổ nó , ánh sáng mặt trời chính là một lực lượng mới xua đi bóng đêm đen. Và sự thay đổi về lượng đến một ngưỡng nào đó sẽ làm nên sự thay đổi về chất. Một đội quân lẻ tẻ, những cuộc đấu tranh lẻ tẻ thì rất dễ bị đàn áp nhưng nếu đội quân ấy có hàng vạn người thì nó sẽ là bất khả chiến bại. Những hạt mưa xuân khiến cho cây cối tươi tốt nhưng một cơn bão lụt lại làm nên sự diệt vong cho cây cỏ. Cuộc sống chúng ta luôn vận động, mỗi sự vận động lại là hệ quả sinh ra từ những sự vận động, tác động khác. Mà những tác động ấy lại do con người tạo ra, phụ thuộc vào ta. Đó là những qui luật , chân lí bất di bất dịch của sự tồn tại, của con người và vạn vật. Vậy thì không hành động, không làm gì nghĩa là không đem đến sự đối r thay nào, tất yếu không thể đem lại kết quả như mong muốn. Nói cách khác, chỉ ngồi một chỗ than phiền mà không bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất để chống lại nghịch cảnh, cái ác thì chúng vẫn mãi hoành hành, không thể biến mất.

“Xua đi bóng tối” có thể coi là một cuộc chiến và mỗi một “ngọn lửa nhỏ” là một chiến binh. Muốn thắng lợi tất mỗi chiến binh phải mạnh. Có nghĩa trước hết mỗi hành động cần nghiêm túc, thận trọng. Bởi cái xấu cái ác luôn quân đông tướng dữ, nếu không cẩn trọng suy xét ta rất dễ trở thành nạn nhân của chúng và có kết cục bi đát. Trong chiến tranh, việc đưa thư được coi là “ngọn lửa nhỏ” giúp đánh bại quân thù. Nhưng nếu không cẩn thận thì rất dễ bị địch phát hiện, bị bắt giữ thậm chí bắn giết. Những hành động ấy còn cần phải quyết liệt, kiên trì thì mới dẫn tới kết quả,mục đích , mới tạo nên sự đổi thay.

Để nghiên cứu ra thuyết tiến hóa vĩ đại, ít ai biết rằng Đác-uyn đã phải tỉ mẩn thí nghiệm lặp đi lặp lại trên hàng trăm cá thể ruồi giấm. Thêm vào đó, những “chiến binh” chống lại “bóng tối” cũng cần phải có đường lối chiến đấu đúng đắn thì mới đem lại kết quả tốt đẹp. Cùng với khát vọng đem lại tự do cho dân tộc nhưng chàng trai Nguyễn Ái Quốc lại làm nên lịch sử chứ không phải những bậc trí thức yêu nước phong kiến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh bởi con đường đúng đắn người đã chọn.

Thật đúng đắn khi ví những hành động tích cực như những ngọn lửa tuy nhỏ về kích thước nhưng lại có tác dụng to lớn. Đầu tiên những ‘ngọn lửa nhỏ’ ấy giúp xua đi cái ‘lạnh lẽo’ của cái xấu, cái ác, những biểu hiện của nghịch cảnh, khó khăn. Nhặt một cái rác ven đường và vứt chúng vào thùng rác tuy nhỏ nhưng góp phần giúp đường phố thêm sạch đẹp. Chia sẻ, lắng nghe với bạn bè nhiều hơn một chút chẳng hề khó khăn nhưng lại giúp đẩy lùi nạn bạo lực học đường xa hơn, môi trường học tập thân thiện hơn. Những hành động như thế tuy nhỏ nhưng lại làm nên sự thay đổi trong nhận thức con người. Nếu mỗi ngày đều tích cực hành động cho một mục tiêu con người sẽ thấy mình sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Cuộc sống của ta sẽ trở nên thanh thản, vui vẻ, được mọi người xung quanh yêu mến, tôn trọng. Mỗi việc làm tích cực như một viên gạch nhỏ con người góp vào để xây dựng nên ngôi nhà chung, xây dựng một xã hội nhân văn tiến bộ. Vậy thì còn chỗ nào cho cái xấu, cái ác hoành hành?

Đúng là “thắp lên ngọn lửa nhỏ” thật đáng quý và quan trọng nhưng có phải lúc nào ta cũng làm được điều đơn giản ấy? Câu trả lời đáng buồn lại là không. Bởi đôi khi những khó khăn nghịch cảnh những cái xấu cái ác quá mạnh, trùng trùng điệp điệp, không cho ta cơ hội. Những lúc ấy có khi thắp ngọn lửa nhỏ chẳng những không xua đi được bóng tối mà còn có thể thiêu cháy những lí tưởng mục đích tốt đẹp của ta, thậm chí chính bản thân ta rơi vào nguy hiểm, rơi vào bi kịch.

Trong thực tế, có nhiều cá nhân dám một mình đứng lên chống lại tệ tham những trong cơ quan, gian lận trong trường học. Nhưng rồi chính hành động cao đẹp ấy lại khiến họ bị cô lập, bị trù dập thậm chí mất việc. Cái xấu cái ác đã liên kết để chống lại họ. Trong lúc ấy, chúng ta sẽ buông xuôi, sẽ thỏa hiệp ?. Không, không thể. Khi đó mỗi ngọn lửa nhỏ phải được lan rộng ra nghĩa là mỗi cá nhân cần chờ thời cơ, cần đoàn kết với những người khác để trở nên mạnh hơn, tuyệt đối không được khuất phục, phục tùng trước khó khăn nghịch cảnh, cái xấu cái ác.

Như vậy, “hãy cố gắng thắp lên ngọn lửa nhỏ còn hơn ngồi than phiền bóng tối” là câu nói rất đúng đắn, sâu sắc về cách thức con người chống lại cái xấu cái ác, chống lại nghịch cảnh. Mỗi cá nhân cần xác định cho mình mục tiêu đúng đắn và bắt tay vào hành động ngay từ những việc làm nhỏ bé nhất, cần kiên trì để đạt kết quả tốt đẹp. Bởi chỉ than phiền không làm nên sự đổi thay. Và bức xúc không làm ta vô can.

Nghị luận: biết “đốt lên ngọn lửa” hay “tự mình bùng cháy lên”.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Suy nghĩ về giá trị của sự sống qua câu chuyện: Ông lão đốn củi và thần chết. - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.