Nghị luận: Lợi ích của việc đọc sách.

Nghị luận: Lợi ích của việc đọc sách.

I. Mở bài:

– Vai trò của tri thức đối với loài người, và sách chính là một nền tảng để nâng cao tri thức.

Đọc sách là điều vô cùng cần thiết và nó đem lại vô vàn lợi ích cho con người.

II. Thân bài:

1. Sách là gì?

– Sách là dụng cụ dùng để ghi chép đầy đủ, có đúc kết và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích lũy được.

– Những sách có giá trị là cột mốc trên con đường phát triển của nhân loại

2. Ý nghĩa, tác dụng của sách.

– Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt. Sách là kho tàng tri thức, kinh nghiệm của con người nung nấu, thu lượm mấy nghìn năm. Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.

– Sách giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội.

3. Chứng minh lợi ích của việc đọc sách.

Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Đọc sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất. Đọc sách là sự chuẩn bị để con người làm một cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn. (nêu dẫn chứng).

– Không đọc sách sẽ không có sự kế thừa cái đã qua, không thể tiếp thu cái mới, cái tiến bộ.

– Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt (dẫn chứng)

– Sách là người bạn động viên, chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn (dẫn chứng)

Việc đọc sách có một ý nghĩa to lớn: ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm….. là sự hưởng thụ các kiến thức, thành quả của bao người đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Đó còn là việc tiếp thu thành quả của quá khứ làm cơ sở để phát triển xã hội hôm nay.

– Tác hại khi không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết, tâm hồn cằn cỗi.

4. Phương pháp đọc sách đúng đắn.

– Không tham đọc nhiều, đọc hời hợt mà chọn lựa kỹ, đọc kĩ những quyển sách có giá trị để đọc

– Cần đọc kĩ các cuốn thuộc lĩnh vực chuyên môn có ích cho mình. Vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích.

– Không nên xem thường việc đọc loại sách thường thức… gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình. Cần đọc từ sách cơ bản đến sách chuyên sâu.

– Không nên đọc lấy số lượng mà phải vừa đọc, vừa suy ngẫm (trầm ngâm, tích luỹ, tưởng tượng)

– Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan. Kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu.

– Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày.

5. Những cái khó khi đọc sách.

–  Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không biết tiêu hóa, nghiền ngẫm.

– Sách nhiều khiến người ta khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không có ích.

→ Rèn luyện tính kiên trì, làm việc có kế hoạch, khiêm tốn, làm việc có chất lượng, chân thực … Đối với người mới lập nghiệp thì đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Đọc sách vừa học tập tri thức vừa rèn luyện nhân cách, chuyện học làm người.

III. Kết bài:

– Khẳng định: sách là người bạn tốt, là một người thầy vĩ đại.

– Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách: Học sinh ngày nay không thích đọc sách, nếu có đọc chỉ đọc truyện tranh hình nhiều chữ ít ,đọc qua loa cho có, không trau dồi được vốn từ.

– Có nhiều con đường để đi đến học vấn nhưng đọc sách là con đường ngắn nhất.


Suy nghĩ về tầm quan trọng của sách.

  • Mở bài:

– Nhà văn Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói khẳng định vai trò quan trọng của sách đối với việc nâng cao tri thức của con người. Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tậ Vì vậy, sách trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

Sách là gì? Sách là một vật dùng dùng để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền những hiểu biết của nhân loại về thế giới xung quanh. Sách có từ khi loài người có chữ viết. Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống.

– Sách được phân loại theo thể loại, lĩnh vực, độ tuổi, sở thích của từng đối tượng. Sách được in với nhiều thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.

2. Bàn luận về vai trò của sách.

– Sách cung cấp cho con người những hiểu biết, những tri thức về mọi lĩnh vực của đời sống, vượt thời gian và vượt không gia Sách có thể đưa ta đến với quá khứ, hiện tại, tương lai; sách có thể đưa ta lên thám hiểm mặt trăng hay xuống đáy đại dương.

– Sách cho ta hiểu biết về chính mình. Đọc quyển sách tốt, ta được bồi đắp thêm về tâm hồn, tình cảm. Ta biết phần chưa hoàn thiện trong con người mình để phấn đấu rèn luyện. Ta biết thành tựu của thế hệ đi trước để phấn đấu vượt qua.

– Sách là phương tiện để ta có thể giao tiếp: giao tiếp với tác giả, với độc giả bao thế hệ để từ đó tự rèn luyện mình.
Sách giúp con người vươn tới những ước mơ, khát vọng; giáo dục tình cảm, đạo đức; giáo dục ý thức thẩm mĩ…

– Nếu thiếu sách, cuộc sống con người sẽ rơi vào tăm tối, không có ánh sáng của tri thức, con người trở nên lạc hậu.

3. Cần biết chọn sách và đọc sách.

+ Chọn sách theo mục đích sử dụng, tuy nhiên sách phải có nội dung lành mạnh, tích cực.

+ Đọc sách phải có tư duy phản biện, tránh bị chìm đắm trong thế giới mà sách tạo nên, dẫn đến xa rời thực tế, tránh sa vào lí thuyết suông.

4. Mở rộng, phản đề.

– Ngày nay, cùng với sách, các phương tiện thông tin ngày càng trở nên đa dạn Văn hóa đọc hình thành từ khi có sách, đến nay không còn giữ nguyên ý nghĩa là đọc trong sách mà mở rộng thêm: đọc trong báo, đọc trên mạng… Sách tồn tại trong cuộc sống không chỉ là sách được bán ở hiệu sách mà sách được đưa lên mạng… Dù dưới hình thức nào, đối với con người, nhu cầu tìm hiểu thế giới tự nhiên và thế giới con người không bao giờ vơi cạn. Vì thế, sách mãi mãi vẫn giữ vai trò quan trọng của mình trong đời sống nhân loại, là phương tiện giúp con người nhận thức về thế giới và khám phá thế giới.

– Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, văn hoá đọc đang bị văn hoá nghe nhìn lấn át. Nhiều bạn trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách. Đây là một hiện tượng rất đáng lo ngại bởi nếu không chịu khó đọc sách, con người sẽ trở nên hời hợt, thiếu tư duy tưởng tượng và thiếu trải nghiệm cần thiết.

4. Bài học nhận thức và hành động.

– Nhận thức được vai trò của sách, bản thân đã rèn luyện cho mình thói quen đọc sách, đọc để tích luỹ kiến thức, đọc để hiểu biết hơn về cuộc sống.

  • Kết bài:

Đọc sách là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Chừng nào con người vẫn còn nhu cầu nhận thức về thế giới và thưởng thức vẻ đẹp của trí tuệ, chừng nào loài người còn biết đề cao văn hóa và các giá trị tinh thần, thì chừng ấy sách vẫn còn là một công cụ hữu hiệu và vô giá trong công cuộc khai hóa nền văn minh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang