Nghị luận: Lời nói chẳng mất tiền mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

nghi-luan-loi-noi-chang-mat-tien-mua-lua-loi-ma-noi-cho-vua-long-nhau-12370-2

Nghị luận: “Lời nói chẳng mất tiền mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

  • Mở bài:

Đã có ai nhìn lại quá khứ của mình về những gì mà bản thân trải qua? Và chúng ta sẽ thấy rằng ước mơ và mình đã trở nên quá xa vời, không thể quay lại như lúc ban đầu. Đó là điều do những yếu tố tác động bên ngoài khiến chúng ta đi sai lệch mong muốn của chính mình. Trong đó, lời nói từ gia đình, người thân, bạn bè là ảnh hưởng lớn nhất. Vì thế ta có thể thấy lời nói rất quan trọng trong đời sống con người. Người xưa cũng từng cho ta lời khuyên về lời nói:

Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho toại lòng nhau.

  • Thân bài:

Vậy lời nói là gì? Lời nói là cách con người chúng ta diễn đạt bằng ngôn ngữ để tạo thành một ý hoàn chỉnh dùng trong giao tiếp. Trong lời nói, con người lồng vào những cảm xúc thái độ khác nhau đối với mỗi đối tượng giao tiếp. Có thể một lời nói nhưng lại có hàm ý sâu sắc.

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của sức mạnh lời nói trong mối quan hệ giữa người với người. Lời nói không chỉ là phương tiện trong giao tiếp, nó còn là phương tiện giúp con người thực hiện những mục đích khác trong cuộc sống như thuyết phục người khác trong bàn luận, yêu cầu một điều gì đó cần thiết,…

Lời nói còn giúp ta bộc lộ cảm xúc để đối phương có thể thấu hiểu mình muốn nói gì. Nó gắn kết giữa con người lại gần nhau hơn. Những lời nói mang ý nghĩa tốt đẹp sẽ như một điều kì diệu giúp người khác vui vẻ, hạnh phúc trong tâm hồn hơn. Bởi thế, không chỉ là một phương tiện giao tiếp trong xã hội. Lời nói còn là một phương tiện tuyệt vời giúp ta bày tỏ cảm xúc của mình cho mọi người thân xung quanh chúng ta.

Câu chuyện về cuộc đời tuổi thơ của nhà bác học Edison Alva Thomas đã lấy đi nước mắt cùng sự thán phụ của mọi người từ những thế hệ khác nhau. Câu chuyện ấy cũng là một trong những biểu tượng điển hình mang đầy ý nghĩa của sức mạnh lời nói.

Khi còn là học sinh tiểu học, Edison luôn có những câu hỏi quái gở khiến giáo viên không thể giải thích được và luôn bực mình vì điều đấy. Vì thế nhà trường đã đưa Edison trở về và gửi một lá thư cho mẹ ông, bà Nancy Matthews Elliot. Trong bức thư đã iết những từ rất cay nghiệt: “Con trai bà là một kẻ đần độn. Chúng tôi không thể để nó đến trường nữa”. Bà đã bật khóc nhưng khi nghe con hỏi về nội dung bức thư bà lại nói: “Con trai bà là một thiên tài. Trường học này quá bé và không giáo viên nào đủ tốt để đào tạo nó. Xin hãy để nó tự dạy chính mình”.

Edison khi ấy sau khi nghe rất vui mừng, liền suy nghĩ những cái mới để nghiên cứu. Ngày ngày, mẹ của ông lúc nào cũng động viên con mình phải cố gắng tìm tòi và từ đó bà chính là cô giáo của ông. Sau này, ông trở thành nhà phát minh nổi tiếng khắp thế giới.

Qua câu chuyện ta có thể thấy được tầm quan trọng của lời nói ảnh hưởng đến một con người biết nhường nào, lồng vào đó là tấm lòng bao la như trời rộng của người mẹ. Tuy đó chỉ là lời nói dối nhưng nó lại khiên người mình yêu thương rất vui mừng. Thì điều đó không bao giờ là sai. Không những thế, câu chuyện còn biểu hiện thấy một lời động viên tuy ít ỏi nhưng nó lại là động lực cho người khác. Vì nếu mẹ Edison không thường động viên, ủng hộ ông thì chắc có lẽ ông sẽ bỏ cuộc.

Giả sử khi ấy mẹ Edison nói ra sự thật về lá thư ấy thì sao? Chắc chắn rằng chúng ta sẽ không có được một nhà bác học vĩ đại của toàn nhân loại, là cha đẻ của biết bao thiết bị hiện đại ngày nay. Nếu như ông biết sự thật thì ông sẽ rất đau khổ và có lẽ tìm đến cái chết. Hoặc cũng có thể chỉ là một hạt cát nhỏ bé, mãi mãi bị vùi lấp trên Trái Đất này vậy.

Từ đó, ta cũng có thể thấy mặt xấu của sức mạnh lời nói. Nó có thể giết chết đi tâm hồn của một con người. Nó như một mũi dao nhọn xuyên thẳng vào trái tim người nghe và trở thành một vết thương lòng khó phai.

Ngoài ra, lời nói còn là lời cảm ơn, lời xin lỗi. Lời cảm ơn chính là bày tỏ lòng biết ơn, của bản thân đối với người khác khi họ làm điều gì đó cho mình. Còn lời xin lỗi lại biểu hiện sự tôn trọng, thành tâm nhận lỗi khi làm việc sai trái.

Trong giao tiếp chúng ta cần có cách xưng hô, thái độ đối với đối tượng mà ta nói chuyện. Đối với người lớn ta phải dùng kính ngữ trước câu nói như dạ, vâng tỏ lòng kính trọng. Còn với gười cùng tuổi thì thân quen hơn một chút. Riêng với người nhỏ hơn ta phải sử dụng những từ đúng đắn tránh những người trẻ ấy bắt chước. Những điều đó mọi người không chỉ thân quen mà còn là người mới gặp sẽ kính nể ta. Bởi vì từng lời nói của chúng ta biểu hiện ra nhân cách của mình.

  • Kết bài:

Qua những bài học mà người xưa từng dạy, những câu chuyện đạo lý, tất cả đều nói lên tầm quan trọng và sức mạnh của lời nói mang lại. Vì mỗi lời ta nói ra đều mang một ý nghĩa vô hình có thể tốt đẹp, cũng có thể xấu xa. Tuy vậy chúng ta phải biết sử dụng đúng cách, điều chỉnh lời ăn tiếng nói của mình trong giao tiếp. Có như thế mọi người mới yêu mến, quý trọng chúng ta và con người sẽ luôn gắn kết lẫn nhau.


Bài tham khảo:  “Lời nói chẳng mất tiền mua”

  • Mở bài:

Từ xưa đến nay, chỉ với lời nói mà đã có không ít người làm nên việc lớn. Và đương nhiên cũng chỉ vì lời nói mà có rất nhiều người rước họa vào thân. Tuy lời nói vô hình nhưng nó lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Sức mạnh của nó vượt xa những gì mà ta có thể nghĩ tới được. Bởi thế, người xưa từng nói:

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

  • Thân bài:

Phải biết được sức mạnh của lời nói để làm người sống cho phải đạo lí, có được cuộc đời êm đẹp, thanh bình như mong muốn thì phải biết tu dưỡng lấy mình .

Nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó, ta cần sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói để tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh, đó chính là lời nói. Ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa thì bên cạnh đó còn có thái độ giao tiếp và hàm ý của nó. Nhằm hướng đến một hiệu quả giao tiếp ngắn gọn và cao nhất, có tính tùy biến cao để phù hợp với từng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp, ngôn ngữ được xuất hiện dưới dạng lời nói. Chính vì thế, đây không phải là một việc dễ dàng khi xét đoán một lời nói một cách trọn vẹn.

Trong đời sống giao tiếp của con người, vai trò của lời nói và sức mạnh của nó không ai có thể phủ nhận được. Để thực hiện các mục đích khác trong cuộc sống này, nó là một phương tiện hữu hiệu không chỉ là để giao tiếp, biểu lộ tâm tư, tình cảm.

Con người được lời nói gắn kết lại với nhau. Đối với người khác, cảm thấy được thấu hiểu, được động viên mà vui vẻ thì những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu.Thân thiện và bền vững, tình cảm con người trở nên tốt hơn là nhờ vào lời nói tốt đẹp. Con người còn bày tỏ tình cảm, thấu hiểu lẫn nhau chỉ bằng lời nói, không chỉ là một phương tiện để giao tiếp, trao đổi thông tin hay thực hiện các giao kết xã hội. Tăng cường tình yêu thương trong xã hội, con người có thể thấu hiểu và đồng cảm lẫn nhau chính là nhờ vào lời nói.

Vết thương ở trong lòng có thể được hàn gắn, xua tan căng thẳng chỉ bằng một lời nói đúng đắn. Chứa đựng một sức mạnh lớn lao, tuy lời nói lại dễ thực hiện. Kể cả trong công việc và đời sống, để thành công con người đã biết vận dụng sức mạnh này. Bạo lực sẽ không xảy ra nếu có một người biết nhượng bộ, dùng lời lẽ mềm dẻo để hòa giải khi xảy ra xung đột.

Lời nói luôn sẵn có ở mỗi con người, chắc hẳn sẽ là một lựa chọn đúng đắn để tiến đến thành công khi “mượn” sức mạnh từ nó. Rồi việc lớn sẽ trở nên nhỏ dần và sau đó thành như không có. Bạo lực hay người khác bị mình làm tổn thương thì chẳng ai muốn điều đó cả. Đối với mục đích giao tiếp của mình, để lời nói tốt hơn, hiệu quả hơn, phù hợp hơn thì người nói luôn chủ động điều chỉnh trong mọi tình thế. Có thể đã không xảy ra những điều đáng tiếc ấy nếu biết nói những lời dễ nghe hơn.

Nỗi buồn đau có thể sẽ mất đi, những cảm giác vui vẻ bừng lên thì một lời động viên đúng lúc không khác gì ngoài một “liều thuốc” đối với những người còn buồn phiền trong lòng. Họ cảm thấy được đồng cảm, sẻ chia. Một sức mạnh vươn lên và niềm tin vào cuộc sống được tăng cường trong họ.đừng quay lưng với họ khi họ buồn phiền. Việc làm lớn lao cũng không cần thiết. Chỉ cần cho họ một lời khuyên đúng đắn sau khi lắng nghe tâm sự từ họ trong kiên nhẫn. Vốn đã héo khô, mà có thể làm tái sinh sự sống trong một tinh thần như vậy thì đúng là một lời nói chân thành, đúng lúc chẳng khác gì phép màu

Không tài nào hàn gắn nổi những vết thương lớn bị gây ra bởi những lời nói không tử tế. Xung đột có thể bị nhóm lên bởi sự bất cẩn của một lời nói. Một cuộc đời bị phá hỏng chỉ qua một lời nói tàn nhẫn. Chẳng khác gì bạo lực tinh thần khi nghe một lời nói tàn độc như thế.

Lời nói không là dao mà cắt lòng đau nhói
Lời nói không là khói mà mắt lại cay cay

Tính cách của chúng ta được định hình bởi lời nói của những người xung quanh mình. Tâm hồn ta ngày qua ngày từ từ xâm chiếm và bị gặm nhấm. Tâm hồn con người, rồi đến một ngày bị nó chiếm mất, dù sớm hay muộn.

Chuyện kể rằng, có một đứa trẻ năng lực yếu kém, dù vậy nhưng luôn nhận được sự ủng hộ và động viên từ mẹ. Một động lực giúp cậu không ngừng phần đấu vươn lên. Và giờ đấy, cậu ấy đã trở thành ông chủ của một công ty.

Gần đấy, có một cậy bé khác. Trước những lỗi lầm của con, dù cậu ấy rất thông minh nhưng người mẹ vẫn luôn có thái độ gắt gỏng. Cậu bé toàn bị trừng phạt và nhận những lời chê bai từ mẹ. Cậu không bao giờ được khen hay được tha thứ gì cả. Xung quanh mình, lúc nào cũng có một áp lực ghê gớm. Đối với cậu, không có một ai ủng hộ, dường như cả thế giới dã quay lưng lại với cậu. Buôn bỏ học hành vì chán nản. Khi lớn lên, cậu gia nhập băng cướp và gây nên nhiều trọng án.

Tương lai của hai cậu bé này lại hoàn toàn khác nhau, trong khi đó cả hai chẳng có gì khác nhau cả. Chỉ một lí do duy nhất chính là lời nói của hai bà mẹ dạy dỗ con mình.

  • Kết bài:

Có một sức mạnh vô hình ẩn mình trong mỗi lời nói của chúng ta. Những người đang trong bế tắc sẽ lấy lại được tinh thần để vượt qua khó khan chỉ với một lời động viên đúng lúc. Nhưng trong cơn tuyệt vọng, có những lời nói có thể giết chết một người. Để chính mình được vui vẻ và tạo được diều này ở người khác thì hãy biết nói một lời dễ nghe, đúng đắn và chân thành. Những tổn tương đó, cớ sao lại gây ra cho nhau khi cuộc sống rất ngắn ngủi. Bởi lời nói chẳng mất tiền mua, cho nên, chúng ta phải biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Giải thích câu tục ngữ: Lời nói chẳng mất tiền mua... - Theki.vn
  2. Suy nghĩ về vai trò và ý nghĩa của lời ăn tiếng nói trong đời sống ngày nay - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.