Nghị luận: Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi (Lưu Trọng Lư)

nghi-luan-mot-cau-tho-hay-la-mot-cau-tho-co-suc-goi-luu-trong-lu

Nghị luận: “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi” (Lưu Trọng Lư)

  • Mở bài:

Nhà văn nguyễn Khải từng nói: “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy”. Nghĩa là phải có sức khơi gợi ở người đọc những cung bậc tình cảm sâu thẳm. Bàn về điều đó, nhà thơ Lưu Trọng Lư từng khẳng định: “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi ”.

  • Thân bài:

Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng… Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại…. Người “phu chữ” của cuộc đời hẳn đã phải như chàng trai Samet trong tác phẩm của Pautovski đi khắp nơi để gom bụi quý tạo thành một bông hồng vàng giá trị. Và công việc ấy lại càng khó khăn hơn bởi khi nó hoàn thành, người đánh giá nó không ai khác ngoài độc giả. Câu thơ có tồn tại được hay không, có chỗ đứng trong lòng người đọc hay không còn phụ thuộc vào việc “sức gợi” mà nó tạo ra trong lòng người.

Nói về thơ có rất nhiều ý kiến, có người dùng những ngôn từ trau chuốt để bày tỏ quan điểm sáng tác của mình, nhưng cũng có những quan điểm thật hàm súc như của Lưu Trọng Lư. Quan niệm “hay” hay “dở” thật ra nằm trong một phạm vi rất chủ quan. Nhưng những sự chủ quan đó luôn có một điểm giao nhau và Lưu Trọng Lư đã dùng câu này để nói về điểm giao nhau đó, là điều kiện cần để câu thơ được người ta đánh giá cao.

“Sức gợi” tức là những khoảng trắng trong tác phẩm văn học, là những tín hiệu nghệ thuật mang hàm ý sâu thôi thúc người ta đọc và suy ngẫm. Gợi cho độc giả những tư tưởng, tình cảm mới mẻ cũng là gợi mở cho- người đọc đi tìm một cách hiểu khác, ở bất cứ cách hiểu nào, đó cũng là cách ta đánh giá một câu thơ hay, một nhà thơ bậc tài. Thơ hay, thơ bắt nguồn từ cảm xúc và tìm đến cảm xúc cũng là lí lẽ muôn đời của người cầm bút, như nhà phê bình Hoài Thanh nhận định: “Cố lấy hồn tôi để hiểu hồn người”.

Qua quá trình tiếp nhận mang bản chất là đồng sáng tạo nên người đọc chính là người tạo nên số phận thứ hai cho tác phẩm. Nếu bỏ qua yếu tố này, thi tác phẩm sẽ không có sức sống vì một tác phẩm không có sức gợi là một tác phẩm chết. Đặc điểm thơ muôn đời vẫn là “ý tại ngôn ngoại” và những ý ở ngoài lòi đó là nơi cần độc giả sử dụng tài năng và tâm huyết của minh, để lấp đầy “khoảng trắng” mà đến với tư tưởng tác giả. Đối với con người bình thường, ta đã thấy gì mà người ta có quá dễ dàng thì sẽ không biết quý trọng và mau chán nản.

Một câu thơ hay cũng như là một báu vật vô giá trị vậy, thôi thúc người ta tìm chiếc chìa khóa cho nó để tiếp cận tư tưởng của nhà văn. Trần Đăng Khoa cho rằng: “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ảm ảnh”. Sở dĩ có sự ảm ảnh bởi vì câu thơ ấy thôi thúc người ta suy nghĩ về nó, hòa tâm của mình vào bài thơ và trăn trở tìm cho ra chiếc chia khóa thơ còn được cất giữ trong ngõ ngách tâm hồn. Cùng một câu thơ nhưng nhiều người, nhiều hoàn cảnh, nhiều số phận có nhiều cách hiểu khác nhau. Chính vì thế mà thơ có sức sống bất diệt nối tiếp từ thời đại này sang thòi đại khác, số phận này sang số phận khác.

Kết thúc bài thơ Đồng chí, nhà thơ Chính Hữu viết: “Đầu súng trăng treo” hết sức ấn tượng. Chỉ bốn từ thôi mà gợi ra nhiều cách hiểu. Tác giả đã ca ngợi hình ảnh đẹp hiện lên giữa rừng khuya, đồng thời gợi cho độc giả liên tưởng: ánh trăng tượng trưng cho ánh sáng của hòa bình, đầu súng là một hình ảnh của chiến hanh. Giữa rừng khuya này, các anh chiến sĩ đang chiến đấu vì hòa bình nhân loại.

Lưu Trọng Lư hẳn đã nhiều năm gắn với nghiệp làm thơ rồi mới có thể đưa ra một định nghĩa đúng đắn như thế. Bởi đây không chỉ là tiêu chí đánh giá một câu thơ hay, mà còn là tiêu chí đánh giá một nhà thơ thực tài nữa. Trong thế giới thợ ca, người ta có thể quên đi anh là ai, anh đã sống cuộc đời như thế nào, nhưng trong hoàn cảnh mà tiếng nói thường ngày rơi vào bế tắc, người ta bỗng nhớ đến anh, và người ta ghi nhớ tên anh bằng những tình cảm, cảm xúc không lẫn lộn bao giờ.

Nhà thơ cần phải trau dồi và không ngừng nâng cao năng lực sáng tác để tạo ra những thi phẩm hay, sống với thời gian. Những tín hiệu nghệ thuật là những hình ảnh, từ ngữ, dấu câu, biện pháp tu từ khiến tác phẩm giàu sức gợi. Chính vì yêu cầu đặt ra với một câu thơ hay này mà lúc sáng tác người làm thơ luôn phải lưu ý đến tính hàm súc trong thơ. Đây là điểm phân biệt rõ giữa thơ và văn xuôi. Thơ cần một sự cô đọng rất lớn trong ngôn từ, cũng vì thế mà giàu sức gợi. Như Maiakovski từng nói: “Phải phí tổn ngàn cân quặng chữ mới thu về một chữ mà thôi. Nhưng chữ ấy làm cho rung động Triệu trái tỉm trong hàng năm dài”.

Để phát huy tối đa sức mạnh của thơ ca, để “sức gợi” của tác phẩm lan tỏa rộng ra và sâu hơn, người viết và người đọc luôn cần một sự phối hợp và thấu hiểu. “Chỉ cần hình ảnh đẹp, đủ sức gợi là có thể làm nên một bài thơ hay.  Để câu thơ có sức gợi, người viết cần có đủ tâm và tài để tạo sức sống cho chính tác phẩm của mình, viết những câu thơ sâu sắc, không hời hợt, không quá bí hiểm. Người đọc cần trau dồi trình độ cảm thụ tác phẩm cùng sự thấu hiểu nhà văn để chạm đến cái tư tưởng ẩn sau lớp chữ ấy. Sự đồng điệu, cộng cảm muôn đời vẫn là cứu cánh của văn chương.

  • Kết bài:

Để phát huy tối đa sức mạnh của thơ ca, để “sức gợi” của tác phẩm lan tỏa rộng ra và sâu hơn, người viết và người đọc luôn cần một sự phối hợp và thấu hiểu. Để câu thơ có sức gợi, người viết cần có đủ tâm và tài để tạo sức sống cho chính tác phẩm của mình, viết những câu thơ sâu sắc, không hời hợt, không quá bí hiểm. Người đọc cần trau dồi trình độ cảm thụ tác phẩm cùng sự thấu hiểu nhà văn để chạm đến cái tư tưởng ẩn sau lóp chữ ấy. Sự đồng điệu, cộng cảm muôn đời vẫn là cứu cánh của văn chương. Như Lep.Tônx tôi khẳng định: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng,bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại”.

3 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật” (Belinxki) - Thế Kỉ
  2. Nghị luận: Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc… - Theki.vn
  3. Phân tích bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.