Nghị luận: Nên tha thứ cho kẻ khác nhưng đừng bao giờ tha thứ cho chính mình.

nghi-luan-nen-tha-thu-cho-ke-khac-nhung-dung-bao-gio-tha-thu-cho-chinh-minh

Nghị luận: Nên tha thứ cho kẻ khác nhưng đừng bao giờ tha thứ cho chính mình.

Hướng dẫn làm bài:

1. Giải thích câu nói:

“Nên tha thứ cho kẻ khác”: là lời khuyên (không áp đặt, ra lệnh) nên có lòng bao dung độ lượng trước lỗi lầm của người khác khi họ biết hối cải.

“….nhưng đừng bao giờ tha thứ cho chính mình”: Khẳng định dứt khoát cần có thái độ nghiêm túc với lỗi lầm của bản thân -> Câu nói khuyên mọi người nên biết khoan dung trước sai phạm của người khác, nhưng phải nghiêm khắc trước lỗi lầm của bản thân.

2. Bàn luận vấn đề:

“Nên tha thứ cho kẻ khác” vì:

+ Sẽ mang lại niềm vui, sự thanh thản cho người mắc lỗi và tạo điều kiện giúp họ nhận thức sai trái, sửa chữa lỗi lầm.

+ Tạo tình đoàn kết thân ái giữa mọi người trong xã hội.

+ Mang lại niềm vui, hạnh phúc cho bản thân, xóa bỏ những phiền muộn trong tâm hồn khiến trái tim ta nhân hậu giàu tình thương hơn.

“….nhưng đừng bao giờ tha thứ cho chính mình”:

+ Phải trung thực, dũng cảm thừa nhận sai lầm của mình để sửa chữa.

+ Khẳng định dứt khoát, phải đấu tranh để chống lại sự yếu mềm, nhân nhượng… của bản thân trước những lỗi lầm.

+ Phải đấu tranh một cách tự giác và bền bỉ, không bao giờ bỏ cuộc, đầu hàng trước lỗi lầm của mình.

+ Đó là cách rèn luyện nghị lực sống mạnh mẽ, tránh được những sai lầm có thể mắc phải, hoàn thiện nhân cách, đạt được lí tưởng, mục đích cao đẹp mà mình đề ra.

3. Bài học nhận thức và hành động:


Tham khảo

3 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: Lỗi lầm và sự biết ơn - Theki.vn
  2. Nghị luận: Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ - Theki.vn
  3. Ngữ liệu đọc hiểu: Hãy biết tha thứ và đừng đổ lỗi cho người khác - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.