Nghị luận: Nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng – chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó là cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng ( M.Gorki – Bàn về văn học).

nghi-luan-nghe-si-la-con-nguoi-biet-khai-thac-nhung-an-tuong-rieng-chu-quan-cua-minh-tim-thay-trong-nhung-an-tuong-do-la-cai-gia-tri-khai-quat-va-biet-lam-cho-nhung-an-tuong-ay-co-duoc-hinh-thuc

Nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng – chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó là cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng ( M.Gorki – Bàn về văn học).

1. Giải thích:

– Những “ấn tượng riêng – chủ quan” của người nghệ sĩ chính là cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống mang tính khám phá và sáng tạo.

– Nhà văn “sống sâu” với cuộc đời với trái tim nghệ sĩ giàu rung cảm và tinh tế nên tìm thấy được “cái giá trị khái quát”, tức phát hiện những vấn đề bản chất, sâu sắc của cuộc sống.

– Nhà văn biết thể hiện “những ấn tượng” bằng “hình thức riêng” thông qua cách sử dụng ngôn từ, cách sử dụng các phương thức nghệ thuật, thể loại… mang dấu ấn của một cá tính nghệ thuật – thể hiện nét độc đáo, sáng tạo của người nghệ sĩ ngôn từ.

2. Phân tích để làm rõ ý kiến:

a. Phân tích ý kiến:

– Không phải ai cầm bút cũng đều là nghệ sĩ, sáng tác văn chương nếu thực sự là lao động sáng tạo thì tác phẩm mới có sức sống, có chỗ đứng trong tâm hồn độc giả.

– Tác phẩm văn chương đích thực bao giờ cũng in dấu ấn của một cá tính nghệ thuật qua sự khám phá những vấn đề có ý nghĩa của cuộc sống, tức người nghệ sĩ phải thể hiện được “ấn tượng riêng” của chính mình về cuộc sống trên trang viết.

– Nhà văn không chỉ viết bằng trí tưởng tượng, cảm xúc mà còn bằng vốn sống, vốn hiểu biết và tài năng của bản thân. Tất cả có được là do quá trình sống sâu với cuộc đời tìm hiểu con người – cuộc sống và hiểu rõ bản thân mình cùng quá trình lao động nghệ thuật . Từ đó, nhà văn tạo được giá trị khái quát theo hình thức riêng.

b. Chứng minh ý kiến:

* Qua bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu.

–  Cách nhìn những hàng liễu với sự liên tưởng ở nhiều chiều đem đến cho người đọc cảm nhận khác nhau, đa dạng, thú vị. Đó là kết quả khai thác những ấn tượng riêng của nhà thơ vì thế khác với nhà thơ xưa khi tả liễu.

–  Đi vào thế giới của bài “Đây mùa thu tới” ta bắt gặp những cảm quan riêng rất độc đáo của một thi sĩ đích thực. ( So sánh đề tài thu xưa với cách nhìn mới của Xuân Diệu. Tác giả luôn nhìn cuộc sống trên đà vận động. Thấy được chất trẻ, say mê, nhiệt tình cứ tràn đầy trong giọng điệu vồn vã làm cho thơ Xuân Diệu có sức lôi cuốn hấp dẫn riêng….)

–  Ẩn đằng sau những tình cảm tinh tế là tâm sự chung cho tầng lớp thanh niên thời bấy giờ. Cái “Tôi” được giải phóng làm cho nhiều người ham sống, cảm giác cô đơn, cái lạnh lẽo của cuộc đời mới thực sự ngấm vào hồn người. Thơ Xuân Diệu với khao khát được hoà hợp, được gần gũi, cảm thông đã nhanh chóng chiếm được vị trí trong lòng người đọc. Đó chính là giá trị khái quát được khai thác trong những ấn tượng riêng của thi sĩ.

– Tất cả được thể hiện bằng “hình thức riêng” của “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới

* Qua tuyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam:

– Ấn tượng riêng trong “Hai đứa trẻ” những kiếp người nhỏ nhoi, lầm lũi bị đời lãng quên mà cuộc sống chìm trong nghèo khổ, tăm tối, tù đọng của cái “ao đời phẳng lặng” nơi phố huyện hay những miền quê xa xôi, khuất nẻo. Đó là dấu ấn chủ quan của một tâm hồn đôn hậu, tinh tế, giàu trắc ẩn.

– Giá trị khái quát: Bức tranh phố huyện với cảnh chợ tàn, những kiếp đời tàn và nỗi thao thức đợi tàu gợi về những cảnh đời đáng thương ngay trong cuộc sống tù đọng vẫn thao thức những khát khao, những hoài niệm về những gì tốt đẹp. (Cảnh đợi tàu và ý nghĩa của nó)

– Hình thức riêng:

+  Truyện không có cốt truyện.

+  Miêu tả thế giới tâm hồn con người với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ mong manh.

+ Chất hiện thực hòa quyện với chất lãng mạn à Tác phẩm là một bài thơ trữ tình đượm buồn…

+ Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ. Văn phong dung dị mà thấm đẫm chất

3. Đánh giá:

– Ý kiến của Mac-xim Gorki khái quát được những yếu tố cốt lõi làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Điều này có ý nghĩa sâu sắc góp phần định hướng cho độc giả cảm thụ tác phẩm và khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn.

– Cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ là tiền đề làm nên phong cách nghệ thuật nhà văn và sức sống của một tác phẩm văn chương đích thực.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.