Nội dung bài viết:
Khi bàn đến ngôn ngữ Truyện Kiều, trong bài Nguyễn Du, một nghệ sĩ lớn, Hoài Thanh có viết: “Người đọc xưa nay vẫn xem truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang cung” .
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cho thấy tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du qua một số câu thơ trong Truyện Kiều.
1. Giải thích ý kiến của Hoài Thanh:
– “Hòn ngọc quý” cơ hồ không thể thay đổi thêm bớt: ngôn ngữ “Truyện Kiều” đẹp đẽ đến mức hoàn thiện.
– “Tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung”: ngôn ngữ “Truyện Kiều” phong phú, chính xác, sáng tạo, đầy biến hoá.
⇒ Ý kiến của Hoài Thanh đã đánh giá rất cao về tài nghệ của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ Truyện Kiều :
– Ngôn ngữ vừa được chọn lọc một cách chính xác đến mức không thể thay đổi, thêm bớt, vừa gọt giũa hoàn thiện đến mức như những hòn ngọc quý .
– Ngôn ngữ Truyện Kiều phong phú, sáng tạo như “tiếng đàn lạ” và thật đặc biệt “lạ” nhưng không có trường hợp nào vụng về như “tiếng đàn lỡ nhịp ngang cung”.
⇒ Nguyễn Du là bậc thầy về ngôn ngữ thơ ca.
2. Chứng minh tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
“Truyện Kiều” có nhiều con người, nhiều sự kiện, nhiều cảnh vật, nhiều tâm trạng khác nhau, thậm chí đối lập lẫn nhau, nhưng Nguyễn Du có đầy đủ vốn liếng ngôn ngữ để biểu đạt con người, sự kiện, tâm trạng:
– Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật qua vài nét miêu tả ngoại hình, lời nói… của Thuý Vân, Thuý Kiều, Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải. Tả theo bút pháp ước lệ tượng trưng và bút pháp cụ thể hóa
– Tả cảnh: tả cảnh thiên nhiên (Cảnh ngày xuân,….)
– Tả tâm trạng: Nghệ thuật miêu tả tâm trạng Thuý Kiều: nhớ người yêu, nhớ cha mẹ. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật qua vài nét miêu tả ngoại hình, lời nói… của Thuý Vân, Thuý Kiều, Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải.
– Những điểm tinh vi tế nhị của ánh trăng, cảnh chiều, lòng người,… trong từng hoàn cảnh, tình huống.
3. Nguyên nhân thành công của Nguyễn Du
– Nguyễn Du đã học tập, trau dồi và vận dụng sáng tạo lời ăn tiếng nói của nhân dân (vận dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao)
– Tinh thần dân tộc, tình yêu tiếng Việt và quan trọng hơn là tài năng nghệ thuật qua quá trình khổ luyện của Nguyễn Du