Nghị luận: Rất cần nêu lên rằng trong sáng tác của nhân dân hoàn toàn không có  bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mặc dầu những người sáng tác sống trong nhọc nhằn cực khổ… (M.Gorki)

nghi-luan-rat-can-neu-len-rang-trong-sang-tac-cua-nhan-dan-hoan-toan-khong-co-bong-dang-cua-chu-nghia-bi-quan

Nghị luận: Rất cần nêu lên rằng trong sáng tác của nhân dân hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mặc dầu những người sáng tác sống trong nhọc nhằn cực khổ. Tập thể dường như vẫn ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch (M.Gorki)

Hướng dẫn làm bài:

1. Giải thích ý kiến:

– Chủ nghĩa bi quan là cuộc sống của những con người thiếu niềm tin váo cuộc đời và có thể ngay với cả bản thân mình. Đó là sự tôn sùng một triết lí sống, một định mệnh sống mang nét buồn khổ.

– Chủ nghĩa lạc quan là những con người có niềm tin và hi vọng vào cuộc sống, rất tôn trọng quá khứ, sống hiện hữu có ích và luôn nhìn vào tương lai với cái nhìn đầy tin tưởng.

⇒ Văn học dân gian luôn thể hiện tinh thần lạc quan dù sống trong nhọc nhằn khổ cực.

2. Bàn luận ý kiến:

– Người bình dân xưa luôn sống trong nhọc nhằn cực khổ, thiếu thốn về tất cả các phương diện:

+ Đời sống vật chất bị tước đoạt: không nhà cửa, đi làm thuê, ở đợ (Thạch Sanh, Chử Đồng Tử, anh Khoai…)

+ Đời sống tinh thần cũng bị chèn ép: luôn gặp bất hạnh, bị hắt hủi và đối xử tàn tệ (Thạch Sanh, Chử Đồng Tử, anh Khoai…)

+ Có tài, hiền lành, có đạo đức nhưng luôn rơi vào những hoàn cảnh thử thách đầy khó khăn.(cô Tấm,Thạch Sanh, Chử Đồng Tử, anh Khoai…)

– Chủ nghĩa lạc quan luôn luôn tồn tại được thể hiện ở ý thức bất diệt không chịu khuất phục:

+ Lòng yêu đời cho dù rơi vào những cảnh ngộ khó khăn, thử thách, ngoại hình xấu xí (Sọ Dừa, Thạch Sanh…)

+ Xây dựng các yếu tố thần kì để kì diệu hóa những ước mơ.

+ Kết thúc luôn có hậu.

– Chiến thắng của chủ nghĩa lạc quan là niềm tin vào chân lí; Là ước mơ, khát vọng cháy bỏng của người dân: Cái Thiện không dễ dàng bị tiêu diệt…

3. Đánh giá chung:

– Kho tàng cổ tích rất phong phú, sinh động và sẽ mãi mãi lưu truyền trong nhân dân.

– Chủ nghĩa lạc quan khỏe khoắn luôn cho con người sự tin tưởng vào cuộc sống.

– Văn học dân gian là động lực quan trọng xây dựng nhân cách con người trong mọi thời đại.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Qua những tác phẩm văn học dân gian, hãy làm rõ ý kiến: Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn (M.L.Kalinine) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.