Nghị luận: Sáng tác là đem liên tưởng của mình đến với người đọc. Liên tưởng của người đọc bắt gặp được liên tưởng của nhà văn càng nhanh nhạy, càng sâu sắc bao nhiêu thì hiệu quả tiếp nhận càng cao bấy nhiêu

nghi-luan-sang-tac-la-dem-lien-tuong-cua-minh-den-voi-nguoi-doc-lien-tuong-cua-nguoi-doc-bat-gap-duoc-lien-tuong-cua-nha-van-cang-nhanh-nhay-cang-sau-sac-bao-nhieu-thi-hieu-qua-tiep-nhan-c

Sáng tác là đem liên tưởng của mình đến với người đọc. Liên tưởng của người đọc bắt gặp được liên tưởng của nhà văn càng nhanh nhạy, càng sâu sắc bao nhiêu thì hiệu quả tiếp nhận càng cao bấy nhiêu (K.G. Pautovski).

Với những trải nghiệm trong quá trình đọc văn và học văn, em suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?


* Gợi ý làm bài:

1. Giải thích:

– Với K.G. Pautovski, người đọc lấy địa vị xứng đáng của mình khi ông cho biết hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm càng cao khi những điệu hồn đồng điệu tìm đên nhau, khi “liên tưởng của người đọc bắt gặp được tưởng của nhà văn “một cách “nhanh nhạy, sâu sắc ”.

– Và cũng theo cấy bút truyện ngắn nổi tiếng này, nhà văn phải “đem tưởng của mình đến vỏn bạn đọc ”thì tác phẩm mới có sức sống lâu bền, mới đi trọn hành trình kết nối những trái tim.

– Ý kiến này đề cao vai trò của họ, thậm chí xem đó như là yếu tố quyết định đến việc nằm ngoài quy luật suy tàn của tác phẩm. Điều đó đã tạo ra hấp lực buộc chúng ta phải trả lời về vị trí đứng của người đọc, của bản thân ta trong bao la nẻo đường văn học đang mở ra nhiều lối rẽ.

2. Bàn luận – Chứng minh:

– Tác phẩm văn học không phải là sản phẩm của riêng nhà văn, khi được người đọc tiếp nhận thì nó mới trở nên hoàn chỉnh. Rõ ràng tác phẩm được hoàn thành là do nhà văn nhưng được hoàn tất là do nơi người đọc. Ý nghĩa của tác phẩm chỉ được sản sinh qua sự tương tác giữa văn bản và người đọc.

– Tác phẩm văn học như là sản phẩm sơ lược với những chỗ trống và những sự việc chưa xác định, giống như một bộ xương. Thông qua sự cụ thể hóa (đọc) mà những chỗ trống trong tác phẩm được bù lấp như bộ xương được đắp thêm da thịt. Do đó, Pautovski đã có lí khi khẳng định vai trò của người đọc đối với tác phẩm. Bằng hoạt động giải mã văn bản, độc giả đánh thức những tiềm năng, làm sống dậy những ý nghĩa ẩn tàng trong các tầng bậc kết cấu văn bản.

– Tác phẩm phải luôn luôn mang tính đối thoại. Nói đến sáng tạo và tiếp nhận là nói đến cuộc đối thoại giữa tác giả và người đọc thông qua tác phẩm, sau đó là giữa người đọc và tác phẩm đó. Điều đó nói lên nhu cầu được giao tiếp, trao đổi, giãi bày, thông cảm chia sẻ giữa người với người. Văn học là nhịp cầu cho giao lưu và là cánh cửa để đối thoại. Và cũng chính vì điều đó, một người viết phải luôn chú ý hướng tác phẩm của mình đến với độc giả, không thể xa rời độc giả.

– Chứng minh bằng những trải nghiệm khi đọc tác phẩm: học sinh từ việc cảm nhận các tác phẩm đã đọc mà chỉ ra tính đúng đắn của vấn đề đang giải quyết. Cảm nhận của học sinh cần chân thành, tinh tế, sâu sắc. Khuyến khích những bài viết cho thấy những sự gặp gỡ với nhà văn đã thực sự gây tác động mạnh mẽ đến người làm bài.

3. Đánh giá, mở rộng vấn đề bàn luận:

– Nhà văn cần tránh khuynh hướng phức tạp hóa tác phẩm, khiến nó trở nên xa lạ với người đọc nhưng cũng tránh việc đơn giản hóa làm mất đi sự chiều sâu của văn chương, không tạo được sức hấp dẫn với độc giả.

– Muốn trở thành nhân tố của quá trình giao tiếp văn học, người đọc phải tiếp nhận tác phẩm bằng tất cả tính tích cực, chủ động. Và để có được điều đó, người đọc phải có vốn sống và những kinh nghiệm nghệ thuật nhất định, bao hàm trong đó sự hiểu biết về tính đặc thù của văn học.

Nghị luận: Không phải cứ thành thực là trở nên một nghệ sĩ. Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi (…) không có gì đáng bỉ cho một nhà văn hơn là tự dối mình

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: “Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra khỏi thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng” (Hoài Thanh) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.