Nghị luận: Suy nghĩ về vấn đề cho và nhận trong cuộc sống

ve-van-de-cho-va-nhan-trong-cuoc-song

Nghị luận: Suy nghĩ về vấn đề cho và nhận.

  • Mở bài:

Không một ai có thể một mình mà có thể tạo ra cả thế giới. Cuộc sống trở nên đẹp đẽ và nhân ái bởi con người đã biết cho đi nhiều hơn là nhận về. Vấn đề cho những gì và nhận về như thế nào cho đúng đắn vốn là vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ.

  • Thân bài:

1. “Cho” và “nhận”.

“Cho” là cho đi, trao đi những gì mình có (vật chất, tình cảm, sự giúp đỡ,…), sẵn sàng giúp đỡ những người khó khăn hơ mình mà không cần đền đáp. “Nhận” là nhận về mình một cái gì đó (vật chất, tình cảm, sự giúp đỡ,…) từ người khác.

Trong cuộc sống, con người cần biết trao đi tình cảm, đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ những người khó khăn. Khi trao đi những điều quý giá ấy chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, niềm hạnh phúc, an yên trong tâm hồn và cả những sự giúp đỡ từ người khác.

2. Tại sao trong cuộc sống cần phải biết cho đi hơn là nhận về?

– Cuộc sống còn có nhiều mảnh đời khó khăn, giúp đỡ họ làm cho xã hội phát triển tốt hơn, họ sẽ đỡ đi phần nào thiếu thốn; hơn nữa lại thể hiện được hơi ấm tình người.

– Khi chúng ta trao cho người khác bất cứ điều gì, ta sẽ cảm thấy thanh thản, hạnh phúc hơn.

– Hành động cho đi, giúp đỡ người khác sẽ lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra toàn xã hội, mọi người sẽ có suy nghĩ tích cực, tốt đẹp và nhân văn hơn.

3. Ý nghĩa của “cho” và “nhận”.

“Cho”“nhận” gắn kết con người lại với nhau nhiều hơn.

– Giúp chúng ta biết yêu thương đồng loại, sống nhân ái, vị tha hơn. Cho là một hạnh phúc, vì phải có mới cho được, điều đó càng có ý nghĩa khi cái ta cho không chỉ là vật chất, tiền bạc mà là lòng nhân ái.

– Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến.

4. Chúng ta cần “cho” và “nhận” như thế nào?

–  Chúng ta có thể cho đi những thứ vật chất, tiền bạc thông qua các hành động từ thiện, quyên góp ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Đó cũng có thể là những hành động giúp đỡ, chia sẻ nỗi buồn, nỗi mất mát với những người xung quanh mình.

– “Cho” và “nhận” là hành động cần xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với con người.
Đó là hành động hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi cá nhân.

– Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại. Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười, một cử chỉ ấm áp khiến chúng ta vui lòng.

5. Bàn luận mở rộng.

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không biết cho đi và nhận lại. Họ sống ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân, bỏ mặc người khác. Họ vô cảm trước hoàn cảnh khó khăn của người khác, thậm chí là sẵn sàng tước đoạt lợi ích của người khác để làm giàu cho mình. Những người như thế thật đáng chê trách và lên án.

6. Bài học nhận thức và hành động.

–  Không sống ích kỉ mà phải biết chia sẻ với người khác, biết cho đi. Hãy cho đi nhiều hơn là nhận về.

–  Phê phán, lên án lối sống vị kỉ, chỉ biết nhận mà không biết cho đi.

  • Kết bài:

Cuộc sống trở nên đẹp đẽ bởi có nhiều người biết cho đi. Càng nhận về càng giàu có trí tuệ; càng cho đi càng càng sung túc trái tim. Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà không biết cho. Vì thế, sống, hãy đừng chỉ biết nhận lấy, mà còn học cách cho đi.

Suy nghĩ về mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống

7 Trackbacks / Pingbacks

  1. Viết bài văn nghị luận ngắn bàn về sự sẻ chia trong cuộc sống - Theki.vn
  2. Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện Chiếc lá vàng và chồi non - Theki.vn
  3. Viết đoạn văn suy nghĩ về câu thơ của Tố Hữu: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". - Theki.vn
  4. Nghị luận: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Đôi môi hé mở thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng ban trao, tâm hồn mới ngập tràn vui sướng. - Theki.vn
  5. Câu chuyện: Tiếng vọng rừng sâu - Theki.vn
  6. Nghị luận: Hãy sống nhanh cùng thời đại, hãy sống chậm cho tâm hồn - Theki.vn
  7. Suy nghĩ về lòng ích kỷ từ câu chuyện Ngọn nến - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.