Nghị luận: Tâm lí đố kị chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng?

nghi-luan-tam-li-do-ki-chi-la-su-bien-dang-cua-long-hieu-thang.123

Nghị luận: “Tâm lí đố kị chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng?”

Bài làm 1:

Ngược lại với tôn vinh là sự đố kị, ganh ghét. Nguyên nhân của thói đố kị chính là do không chấp nhận thực tế người khác hơn mình; không muốn nhìn thấy người khác thành công. Đó rõ ràng là biểu hiện cao nhất thói ích kỉ của con người. Sống mang lòng đố kị làm cho kẻ đố kị không có phút giây thanh thản, trong lòng luôn dằn vặt, đau khổ, căm tức một cách không chính đáng. Điều đó có thể dẫn họ đến mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác.

Tâm lí đố kị xét cho cùng chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng bởi vì người đố kị và người hiếu thắng giống nhau ở chỗ đều muốn chứng tỏ mình không thua kém người khác, thậm chí hơn người. Lòng hiếu thắng và thói đố kị luôn thôi thúc người phải vượt qua người khác không phải bằng chính năng lực của mình mà bằng mưu chước. Đó chẳng qua chỉ là sự khôn lỏi nhất thời, là sự xảo trá chứ không phải trí tuệ chân chính.

Người có thói đố kị luôn muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa mãn sự ích kỉ, tham vọng của bản thân nên mang tính chất tiêu cực. Những người như thế thượng bị người đời khinh ghét và xa lánh. Thế nên, đừng vì đố kị, ganh ghét mà mang thù hận vô cớ ở trong lòng. Hãy biết trân trọng và tôn vinh điều người khác hơn mình và lấy đó làm động lực để không ngừng nỗ lực vươn lên cho đến khi đạt được như thế.


Bài làm 2:

Hiểu đơn giản, đố kị (hay ganh tị, ghen tị) là một cảm xúc xảy ra khi một người thiếu phẩm chất, năng lực tốt đẹp, thành tích, vật sở hữu mà người khác có và mong muốn điều đó hoặc mong muốn người khác không có được điều đó. Nếu tôn vinh là một năng lực của trí tuệ thì đố kị lại là biểu hiện sinh động của bản năng.

Thi đua và ganh đua, ranh giới thật mong manh. Nếu vì ngưỡng mộ và tôn vinh tài  năng của người khác mà phấn đấu vươn lên thì đó là thi đua. Còn nếu vì đố kị, ganh ghét với thành tựu của người khác mà không ngừng khiêu khích, bôi nhọ, phỉ báng họ thì đó là hiếu thắng. Tâm lí đố kị xuất phát từ lòng ích kỉ, không muốn ai hơn mình. Đó chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng mà thôi. Dù xuất phát ở bất kì động cơ nào, đố kị luôn là một biểu hiện của cái xấu. Đó là cảm xúc tiêu cực, cần phải điều chỉnh nếu không có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.

Đố kị chính là nguyên nhân mạnh mẽ nhất gây ra khổ đau và bất hạnh. Chu Du chỉ vì đố kị với tài trí của Gia Cát Lượng mà tỏ ra ganh ghét, hiếu thắng, không chấp nhận thực tế người khác hơn mình, bản thân chưa thất bại nhưng không mong muốn Gia Cát lượng thành công. Chính điều đó mà khiến cho tâm lực của Chu Du bị tổn thương nặng nề, cuối cùng thổ huyết mà chết.

Tính đố kị, ganh ghét và hiếu thắng của Chu Du là bài học sâu sắc, nhắc nhở chúng ta đừng sinh lòng đố kị, đừng trở nên hiếu thắng mà hãy nỗ lực phấn đấu rèn luyện mình, cạnh tranh công bằng, vượt lên người khác bằng tài năng, ý chí và nghị lực của chính mình, bằng sự thi đua chứ không phải là lòng đố kị thấp kém.

9 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cảm nhận thông điệp từ bài thơ "Hỏi" của Hữu Thỉnh - Theki.vn
  2. Cảm nhận về một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực vùng miền của dân tộc - Theki.vn
  3. Nghị luận: ý nghĩa của đấu tranh và nhường nhịn - Theki.vn
  4. Nghị luận: "Điều mình không muốn thì cũng đừng làm đối với người khác" - Theki.vn
  5. Suy nghĩa về sự tử tế và thói ti tiện - Theki.vn
  6. Nghị luận về lòng nhân ái - Theki.vn
  7. Ý nghĩa của từ "Văn" và việc "học Văn'' qua câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn - Theki.vn
  8. Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ, bàn về ý nghĩa câu nói: So sánh mình với người khác là ta đang gây áp lực cho chính mình - Theki.vn
  9. Nghị luận: Lòng ghen tị là nỗi bất hạnh lớn nhất của con người. - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.