Nghị luận: Tiếng Anh giúp em đi xa, Tiếng Việt giúp em về gần (Đỗ Nhật Nam)

nghi-luan-tieng-anh-giup-em-di-xa-tieng-viẹt-giup-em-ve-gan-do-nhat-nam

Nghị luận: “Tiếng Anh giúp em đi xa, Tiếng Việt giúp em về gần” (Đỗ Nhật Nam)

  • Mở bài:

Tầm quan trọng của việc học tập Tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác trong việc chiếm lĩnh tri thức nhân loại.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa của câu nói:

– Tiếng  Anh: Ngôn ngữ phổ thông toàn thế giới.Được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia; Sử dụng trên nhiều lĩnh vực…

– Tiếng Việt:Tiếng Kinh-Ngôn ngữ phổ thông của quốc gia Việt Nam,được sử dụng trên toàn đất nước,và khắp lĩnh vực.(Đặc biệt là từ 1945-nay).

– Tiếng Anh giúp em đi xa: Tiếng Anh thông dụng trên nhiều quốc gia.Sử dụng  thành thạo Tiếng Anh giúp ta có cơ hội tiếp xúc với nhiều quốc gia trên thế giới.Từ đó mà có thêm hiểu biết về văn hóa, văn minh của nhiều dân tộc; Khả năng chiếm lĩnh tri thức nhân loại nhiều hơn;Mở rộng tầm nhìn xa hơn, khát vọng sống lớn lao, cao cả hơn…Từ đó mà hoàn thiện nhân cách con người.

– Tiếng Việt đưa em về gần: Tiếng Việt là tiếng nói mẹ đẻ, chứa đựng bản sắc văn hóa dân tộc.Học Tiếng Việt để hiểu biết về truyền thống lịch sử,văn hóa, quan niệm nhân sinh, kinh nghiệm, kỹ năng sống của cha ông…Từ đó mà thêm yêu đất nước…

⇒ Cần thiết phải học tập,trau dồi vốn ngôn ngữ.

2. Phân tích, bình luận:

– Ý kiến trên đúng: Ở thời đại nào,con người cũng có nhu cầu giao tiếp để trao đổi thông tin, tình cảm, chiếm lĩnh tri thức văn hóa.Việc học tập, trau dồi vốn ngôn ngữ giúp ta có thêm phương tiện thực hiện khát vọng của mình.

– Đặc biệt, trong thời đại CNTT hiện nay,để trở thành một “Công dân toàn cầu”,trong hành trang của chúng ta, không thể thiếu vốn ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng.

3. Mở rộng vấn đề, liên hệ thực tiễn:

– Nhận thức về việc học tập Tiếng Việt và ngoại ngữ phải đúng đắn: Việc học ngôn ngữ là cần thiết và có mức độ phù hợp với từng người.

– Nên loại bỏ những tư tưởng quá “Hiện đại” hoặc quá “bảo thủ” để tránh hiện tượng lạm dụng từ ngữ nước ngoài làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt.Hoặc chỉ biêt Tiếng Việt mà không học thêm ngôn ngữ nước ngoài.

– Không phải chỉ nhất thiết học Tiếng Anh, mà có thể học ngôn ngôn ngữ khác để đáp ứng cho công việc của bản thân, của xã hội.

4. Bài học  cho bản thân.

– Rèn luyện sử dụng Tiếng Việt. Chú trọng bồi dưỡng năng ực sử dụng Tiếng Anh.

  • Kết bài:

Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy. Có năng lực ngôn ngữ tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để thành cong trong cuộc sống.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.