Nghị luận vấn đề vô cảm của con người ngày nay

nghi-luan-van-de-vo-cam-cua-con-nguoi-ngay-nay

Nghị luận vấn đề vô cảm của con người ngày nay

Gợi ý làm bài:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

Thân bài:

1. Giải thích: Vô cảm là gì?

Vô cảm: Không cảm xúc, luôn thờ ơ, dửng dưng, bàng quan. Đây là cách sống của con người không cảm xúc.

2. Bàn luận:

Biểu biện của người vô cảm:

  • Thờ ơ với những buồn vui, sướng khổ, số phận của những người xung quanh
  • Thờ ơ với những vấn đề xã hội dù lớn hay nhỏ (các phong trào, các cuộc vận động, cộng đồng (hưởng ứng giờ trái đất..)
  • Thờ ơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống \ Thờ ơ với chính cuộc sống, tương lai của mình

Nguyên nhân khiến con người vô cảm:

  • Do cách sống vị kỉ
  • Do nhịp sống hối hả, gấp gáp của xã hội hiện đại (học tập, phấn đấu, lao động…)
  • Tính chất đô thị hóa (văn hóa làng xã, tình làng nghĩa xóm mai một..)
  • Bị sốc trong tâm lí
    +Một bộ phận thế hệ trẻ được bao bọc, lập trình sẵn cho tương lai -> hưởng thụ….

Tác hại của tính vô cảm:

Sống vô cảm, không có ngọn lửa của đam mê, nhiệt tình, tình yêu -> rơi vào tình trạng sống cô độc, cs tẻ nhạt, không ý nghĩa…

Giải pháp khắc phục:

  • Làm thế nào để tránh xa cuộc sống vô cảm ?
  • Trách nhiệm của xã hội, của mỗi chúng ta ?

Bài học:

  • Không nên vô cảm với chính mình và với người khác.
  • Sống gắn bó, đồng cảm, sẻ chia với người khác.

  • Mở bài:

Vô cảm là một hiện tượng vốn rất phổ biến ở các quốc gia trên thế giới. Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… cũng đang đối diện với những thách thức do hiện tượng xã hội này gây ra. Vượt qua giới hạn của một thái độ sống, căn bệnh vô cảm đã trở thành một hội chứng trong xã hội, có sức lan nhiễm mạnh mẽ trong cộng đồng.

  •  Thân bài:

Vô cảm là gì?

Hiểu đơn giản, vô cảm là không có (vô) tình cảm, cảm xúc (cảm). Vô cảm là không có tình cảm, cảm xúc, dửng dưng trước những sự việc, hiện tương xảy ra xung quanh mình. Bệnh vô cảm được hiểu là một trạng thái tinh thần mà ở đó, con người không nảy sinh những cảm xúc đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, những nỗi buồn, nỗi đau, sự mất mát, thiệt thòi của con người. Có thể gọi vô cảm là một hội chứng thần kinh có tính lây lan mạnh.

Người vô cảm là người có lối sống lạnh lùng, ích kỉ, thiếu cởi mở và không quan tâm đến mọi vấn đề của xã hội, đất nước. Họ  thường tỏ ra thờ ơ, lạnh lùng trước nỗi đau thương, mất mát của người khác, thậm chí họ còn không quan tâm đến bản thân và gia đình.

Biểu hiện và của căn bệnh và lối sống vô cảm:

Xét về tính lịch sử, vô cảm vốn xuất hiện cùng với các đặc điểm tâm lí con người ngay từ thuở mới xuất hiện. Lúc ban đầu, đó chỉ là những hiện tượng đơn lẻ, không mang tính quy luật. Ngày nay, vô cảm đã trở thành một hội chứng phổ biến trong đời sống xã hội. Từ tính vô cảm của một vài cá nhân làm xuất hiện lối sông vô cảm trong xã hội như một sự biện minh thiển cận cho trách nhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội của một lớp người.

Biểu hiện của bệnh vô cảm thể hiện ở nhiều mặt trong cuộc sống. Con người ngày nay thường trốn tránh các trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình, xã hội và đất nước. Họ không mấy quan tâm đến những sự kiện xảy ra xung quanh, nhất là những sự kiện ít liên quan hoặc không liên quan đến họ.

Bởi thế, việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với gia đình, xã hội và đất nước cũng có nhiều hạn chế. Một số người không xem trọng việc xây dựng và duy trì hạnh phúc gia đình bền lâu. Nhiều người không muốn lập gia đình, họ chọn lối sống độc thân. Cuộc sống gia đình đối với họ chỉ là một trải nghiệm đơn điệu trong cuộc đời người mà thôi.

Sống vô cảm là dửng dưng, lạnh lùng trước nỗi đau thương, mất mát của người khác, không dám đấu tranh chống kẻ mạnh, bảo vệ kẻ yếu. Người sống vô cảm thường thờ ơ, bàng quan trước cái xấu, cái ác, không phân biệt lẽ đúng, sai; không chống lại hoặc tố cáo những hành vi sai trái, tàn bạo. Ta vẫn thường thấy trong xã hội có một vài người dù chứng kiến những những hành vi phạm pháp của người khác nhưng thay vì tố cáo hay hỗ trợ cơ quan chức năng xử lí, đem lại công bằng cho xã hội thì họ tìm cách lẫn tránh hoặc chối bỏ.

Có rất nhiều người không chịu ra làm chứng khi có mặt trong hiện trường các vụ án để vạch mặt kẻ xấu bảo vệ người hiền lương. Họ sợ phải khai báo, sợ bị đối tượng thù ghét mà bất chấp cả lương tâm, chà đạp lên công lí. Thậm chí nhiều người còn bị mua chuộc, đứng về phía cái xấu, cái ác hãm hại người vô tôi. Đó là những hành vi vô cảm, vô đạo đức, phi nhân đạo, cần phải lên án, trừng trị trong xã hội.

Nhiều vụ cướp đoạt tài sản xảy trắng trợn ra trên đường phố. Nhiều người đi đường đã không hề can thiệp dù đang ở rất gần. Họ sợ bị liên lụy, chọn cách an toàn là thượng sách dù nạn nhân mất tài sản, bị thương, hoặc thiệt mạng.

Cho nên, kẻ xấu càng trở nên ngang ngược hơn, ra tay tàn bạo hơn dẫn đến biết bao vụ việc thương tâm cũng chỉ bởi sự vô cảm của con người. Hay khi xảy ra một vụ tai nạn giao thông trên đường phố, người bị nạn bị thương nặng, có rất nhiều người dửng dưng đi qua, rất nhiều người vì tò mò mà dừng lại, ít ai nhiệt tình tham gia hỗ trợ cứu người nhanh chống giải quyết ùn tắt.

Kẻ vô cảm là kẻ chọn lối sống thực dụng, lấy lợi ích của bản thân làm mục tiêu mà chà đạp lên nhân cách, nhân phẩm đạo đức; bất chấp tình nghĩa và luật pháp. Họ vì lợi ích của bản thân mà có thể dùng mọi thủ đoạn đê hèn để đoạt lấy lợi ích, bất chấp tất cả, thậm chí là thách thức luật pháp.

Trong thời gian vừa qua, báo chí liên tục đưa tin về những vụ việc người dân nhân cơ hội xe tải bị nạn mà trộm cắp hàng hoá trên xe, mặc kệ tài xế thảm thiết van xin. Ta vẫn thường thấy trên báo chí những vụ án mạng thương tâm, khủng khiếp, kẻ sát nhân sát hại cả những người thân của mình với những lí do vô cớ. Hành vi phạm tội giết người thời đại nào cũng có nhưng hiện nay những vụ thảm sát trở nên phổ biến hơn. Hiện tượng con người suy thoái đạo đức, nhân cách, trở nên độc ác, tàn bạo đang ở mức báo động khẩn cấp hơn bao giờ hết.

Lối sống vô cảm, thờ ơ với đồng nghiệp, hàng xóm láng giềng, không biết chia sẻ, cảm thông với nỗi buồn, niềm vui, không hòa chung trách nhiệm với cộng đồng đang trở nên phổ biến khắp nơi. Ta cũng có thể nhận thấy tình làng nghĩa xóm ngày nay không còn đậm đà, thân mật như trước nữa; đồng nghiệp đố kị, ganh ghét lẫn nhau; tình cảm gia đình cũng không còn khăng khít.

Đám tiệc, hội họp chỉ là cớ để được ăn nhậu, chè chén chứ không phải là để gặp gỡ thân thương, thấm tình đậm nghĩa nữa. Thậm chí, nhiều vụ xung đột gây ra thương vong trong hội tiệc cũng bởi do sự thiếu vắng tình người.

Lối sống vô cảm của con người đã khiến cho nền đạo đức xã hội bị suy thoái nghiêm trọng. Những giá trị chuẩn mực vốn có từ ngàn đời nay không còn được tôn trọng. Con người vì lợi ích mà bất chấp luật pháp, bất chấp lương tâm. Cái ác, cái xấu, cái tàn nhẫn thường xuyên xuất hiện trong đời sống và nhanh chóng trở thành một hiện tượng hiển nhiên, được nhìn nhận như một quy luật trước sự thơ ơ, vô cảm của con người.

  • Kết bài:

Trước tất cả những biểu hiện nghiêm trọn của hiện tượng vô cảm, xã hội Việt Nam đang đứng trước những thử thách to lớn là làm thế nào để phục dựng và duy trì những giá trị đạo đức tốt đẹp vốn có của dân tộc ta, đồng thời giải quyết các vấn đề tâm lí do thời đại đặt ra để duy trì và phát triển xã hội tốt đẹp. Cả xã hội cần phải chung tay khắc phục hiện tượng vô cảm để lấy lại tôn nghiêm của hệ thống pháp luật và nền tảng đạo đức xã hội, xây dựng cuộc sống lành mạnh và tiến bộ hơn.

nghi-luan-van-de-vo-cam-cua-con-nguoi-ngay-nay-678

Bài tham khảo:

  • Mở bài:

“Thế giới sẽ bị hủy diệt không phải bởi những người làm điều ác, mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả” – Albert Einstein. Từ lâu trong lịch sử xã hội loài người, vô cảm đã trở thành căn bệnh nan y. Càng ngày càng có nhiều người mất đi tình thương yêu lẫn nhau và thay vào đó là sự ích kỉ, chỉ sống với trái tim lạnh giá, không quan tâm và luôn lạnh lùng với cuộc sống. Một trong ví dụ rõ nhất là học sinh ngày nay, không lưu tâm những lời thầy cô, người lớn dạy bảo.

  • Thân bài:

Khác với các bệnh khác như bệnh lao, sốt xuất huyết,… bệnh “vô cảm” là một căn bệnh về tâm hồn, người bị bệnh sẽ có một trài tinh lạnh giá, thờ ơ không có cảm xúc đối với sự đời và luôn ích kỉ, không có trách nhiệm đối với bản thân, người khác. Căn bệnh này đang có xu hướng lan tràn khắp xã hội và gia đình và không có một biểu hiện nào bị khựng lại cả.

Đặc biệt hơn, nó lại tấn công vào thế hệ trẻ của đất nước, làm cho họ thờ ơ vô cảm với vạn vật xung quanh. Điển hình là học sinh ngày nay nói tục chửi thề, vứt rác bừa bãi mặc dù nhà trường có răn dạy, truyền hình báo chí có kêu gọi ngừng xã rác. Có nhiều học sinh còn quay lưng với các bạn yếu kém hay những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, mồ côi cha mẹ. Nặng hơn là ở ngoài xã hội như những thanh niên, thiếu niên không nhường chỗ cho người gia trên xe buýt, đường kẹt xe thì luồng lách, thấy người bị té xe thì đứng nhìn hoặc thâm chí lặng lẽ bỏ đi,…

Hậu quả là dân đến các bệnh thành tích, gian lận trong thi cử, hối lộ, mua bán bằng cấp trong ngành giáo dục, làm sủy giảm nền giáo dục trầm trọng. Nelson Mandela có nói: “Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần sử dụng đến bom nguyên tử hoặc quả tiễn tầm xa, chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục, cho gian lận trong thi cử”. Vậy căn bệnh “vô cảm” này có thể hủy diệt cả một quốc gia.

Ngoài ra, khi thế hệ trẻ sau này ra trường cũng sẽ mang không ít vi khuẩn “vô cảm” vào xã hội. Lúc đó tai nạn giao thông gia sẽ càng ngày gia tăng môi trường ngày càng bị ô nhiễm bởi rác thác, sự yêu thương của con người cũng sẽ giảm theo, dẫn đến sự phân biệt, miệt thị,…

Căn bệnh vô cảm đang trong quà trình phát triển lớn mạnh và ngày càng xâm chiếm mãnh mãnh liệt hơn tâm hồn con người với tốc độ lây lan khủng khiếp. Một trong những nguyên nhân là do xã hội phát triển quá nhanh, làm cho con người không bắt kịp nhịp sống, cứ bị cuốn vào sự bận rộn của công việc làm mất đi tình cảm yêu thương vốn có của con người. Một nguyên nhân khác là do người lớn dạy sai cho trẻ em. Như người lớn đi xe ngoài đường khạc nhổ ở nơi công cộng, xả rác trên đường, vỉa hè,.. trẻ con thấy vậy làm theo, dần dần thành một thói quen, không quan tâm là mình làm đúng hay sai, mặc kệ mọi lời khuyên từ người thân, nhà trường, báo chí vì trong đầu chúng lúc nào cũng có tư tưởng “nếu mình không làm thì người khác cũng làm.”

Vậy để tiêu diệt loại virus hiểm ác này, tất cả mọi người, kể cả người lớn, người già phải chung tay góp sức, hợp tác với nhà nước. Nhà nước cần phải tiếp tục tuyên truyền người dân những lời khuyên tốt và đồng thời cảnh báo họ về căn bệnh “vô cảm” này. Ngoài ra còn phải tăng cường điều tra bắt những kẻ hối lộ, những người đi vào con đường tệ nạn xã hội. Đối với người dân, đặc biệt là người lớn, cần phải răn dạy trẻ con thật kĩ, dạy cho chúng biết cái nào tốt, cái nào xấu để tránh né, không bắt chước theo.

Căn bệnh vô cảm là căn bệnh làm cho con người quay lưng với cuộc sống tốt đẹp quay lưng nỗi đau khổ bất hạnh của người khác và mang đến nhiều điều xấu xa cho xã hội, đất nước. Để có được đất nước như ngày hôm nay thì tổ tiên ta đã trải qua hơn 1500 năm xương máu nhưng ngày nay, lại có căn bệnh quái ác này phá hoại, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người Việt Nam ta. Đồng thời nó cũng làm hao mòn sự vẻ đẹp của truyền thống đạo lý con người Việt Nam, làm đục tâm hồn của người dân.

Học tập là lối sống lành mạnh nhưng phải biết học cái tốt, đừng bắt chước cái xấu. Là lực lượng thế hệ trẻ của đất nước, ta cần phải biết sống lành mạnh, biết đúng sai, lẽ phải. Tâm hồn của ta như một tờ giấy trắng, đừng để sự vô cảm từ kẻ xấu làm ố vàng mà hãy thấp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí, hãy vẽ lên tâm hồn những lời yêu thương, những bài học bổ ích và những vẻ đẹp truyền thống cần có của người Việt Nam.

  • Kết bài:

Vô cảm sẽ trở thành thói quen nếu ta không ngăn chặn kịp thời. Bởi vậy, mỗi cá nhân phải tự có ý thức về suy nghĩ, hành động của bản thân để có một cuộc sống tốt đẹp và đồng thời giúp đất nước chống lại căn quái ác này.

4 Trackbacks / Pingbacks

  1. Tài liệu luyện thi tuyển sinh 10 - Chủ đề nghị luận xã hội (Phần II). - Theki.vn
  2. Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ: Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu (Mahatma Gandhi) - Theki.vn
  3. Nghĩ về sự thấu hiểu. - Theki.vn
  4. Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về lòng yêu thương con người - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.