Nghị luận về lối sống hòa nhập với cộng đồng

nghi-luan-ve-loi-song-hoa-nhap-voi-cong-dong

Nghị luận về lối sống hòa nhập với cộng đồng.

  • Mở bài:

Con người luôn sống trong một cộng đồng nhất định. Nếu không có cộng đồng, con người cũng mất luôn bản chất xã hội của mình, trở lại với đời sống hoang dã. Bởi vậy sống hòa nhập với cộng đồng là một yêu cầu rất cần thiết cho sự thành công của mỗi chúng ta.

  • Thân bài:

Thế nào là sống hòa nhập với cộng đồng?

Sống hoà nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia hoạt động chung của cộng đồng.

Tại sao phải sống hòa nhập với cộng đồng?

Cộng đồng là nơi tạo ra mọi điều kiện thuận lợi để con người phát triển và làm việc thành công. Tất cả những gì mỗi cá nhân có được đều do cộng đồng mang lại. Cộng đồng cũng là nơi để mỗi cá nhân khẳng định bản thân mình.

Không ai có thể một mình mà tạo ra cả thế giới. Chính cộng đồng là nơi gìn giữ sức mạnh cải tạo của loài con người. Có những nhiệm vụ cần có sự chung tay góp sức của nhiều người mới có thể giải quyết được. Bởi thế, sống hòa nhập với cộng đồng để có thể huy động được nguồn sức mạnh ấy một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Cũng không ai có thể sống đơn độc mãi mãi mà không cần mối liên hệ giữ bản thân mình với người khác. Chính cộng đồng là nơi để con người chia sẻ tình cảm, gắn kết mình với người khác, gắn kết bản thân và cộng đồng. Chính tình cảm của cộng đồng giúp mỗi cá nhân tìm thấy được ý nghĩa trong công việc và trong đời sống của mình.

Sống hòa hợp với cộng đồng giúp ta có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Ngược lại, người sống không hoà nhập sẽ cảm thấy đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống sẽ kém ý nghĩa.

Cần làm gì để có thể sống hòa nhập với cộng đồng?

Các mối liên hệ tốt đẹp trong cộng đồng không tự nhiên mà trở nên tốt đẹp. Tất cả phải do con người tự tạo dựng lấy. Để làm được điều dó, trước hết là phải biết tôn trọng và sống hòa hợp với cộng đồng xung quanh.

Tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ người khác mỗi khi họ cầm. Luôn vui vẻ, cởi mở với bạn bè, thầy cô và những người chung quanh mình. Không xa lánh, bè phái, gây mâu thuẫn mất đoàn kết với người khác. Hãy bắt đầu hòa hợp mình với thế giới xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất có ý nghĩa.

Tích cực tham các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Đồng thời vận động mọi người cùng tham gia. Tích cực xây dựng lối sống văn hóa trong sáng, lành mạnh và tiến bộ. Giữ gìn vệ sinh công cộng, phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm. Luôn đề cao tình yêu thương và giúp đỡ người khó khăn hoạn nạn vượt qua nghịch cảnh.

Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng, hướng đến xây dựng một cộng đồng vững mạnh, phồn vinh.

Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống sẽ kém ý nghĩa. Sẽ không có người để tâm sự, chia sẻ buồn vui nếu ta không làm điều đó với mọi người. Nếu không quan tâm giúp đỡ mọi người, cũng không được mọi người giúp đỡ, không tham gia các hoạt động chung ý nghĩa. Đó là lối sống ích kỉ và sẽ không có được niềm vui.

Phê phán:

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không hòa hợp với cộng đồng. Họ tự tách mình ra khỏi cộng đồng bằng một lối sống ích kỉ, khép kín. Họ không tự thực hiện các nghĩa vụ đối với cộng đồng để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Dần dần họ trở nên lạnh lùng và vô cảm. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học nhận thức:

Sống hòa hợp với cộng đồng là tự tạo cuộc sống hạnh phúc cho chính mình.

  • Kết bài:

Giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ không thể tách rời. Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, sống hòa hợp mình với cộng đồng để cuộc sống trở nên ý nghĩa.

Suy nghĩ về hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay.

3 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận ý thức góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư - Theki.vn
  2. Nghị luận về tinh thần tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội - Thế Kỉ
  3. Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về tinh thần hợp tác và sống hòa nhập với cộng đồng - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.