Nghị luận về ý nghĩa lòng khoan dung

nghi-luan-ve-long-khoan-dung-12599-2

Ý nghĩ của lòng khoan dung.

  • Mở bài:

Không có ai là hoàn hảo về mọi mặt. Vì vậy, sẽ không thể nào tránh được sai lầm trong cuộc sống. Để cuộc sống đẹp hơn và ý nghĩa hơn, mỗi người cần có lòng khoan dung, biết tha thứ cho người khác khi họ nhận ra khuyết điểm của mình. Khoan dung là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.

  • Thân bài:

Như thế nào là khoan dung?

Khoan dung là sự rộng rãi, độ lượng, dễ dàng thông cảm, chấp nhận và tha thứ khiếm khuyết cũng như lỗi lầm của người khác. Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và nhận ra lỗi lầm.

Người có lòng khoan dung luôn biết lắng nghe để hiểu người khác. Trước lỗi lầm của người khác, họ luôn sẵn sàng tha thứ. Trong cuộc sống, họ luôn tôn trọng, thông cảm và chấp nhận ý kiến của người khác. Họ cũng không hẹp hòi khi nhận xét về người khác. Cuộc sống của người khoan dung luôn bình dị, hiền hòa.

Ý nghĩa của lòng khoan dung:

Khoan dung là một đức tính quý báu của dân tộc. Đức tính ấy được gìn giữ và tôn vinh từ bao đời nay, trở thành chuẩn mực ứng xử của dân tộc. Không những dân tộc ta khoan dung với chính mình mà còn khoan dung với cả kẻ thù xâm lược. Khi xưa, lúc nghĩa quân Lam Sơn đánh bại kẻ thù xâm lược, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã không tàn sát mà còn mở đường hiếu sinh, cho chúng một con đường sống. Bởi vì dân tộc ta có một lòng khoan dung cao thượng và vĩ đại vô cùng.

Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và giúp đỡ. Xung quanh họ luôn có nhiều bạn tốt. Người có lòng khoan dung luôn là người biết giữ chữ tín, rất được tin cậy. Tấm lòng rộng lượng của họ được nhiều người kính trọng mà tìm đến giao kết tình nghĩa. Đồng thời cũng để học hỏi và rèn luyện mình theo những chuẩn mực dã được khẳng định. Bởi vậy, cuộc sống của người có lòng khoan dung lúc nào cũng đầy ắp niềm vui và hạnh phúc.

Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống mà quan hệ giữa mọi trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Mỗi người đều sống bằng lòng khoan dung sẽ sẽ tha thứ cho người khác. Chính lòng khoan dung tạo ra cơ hội cho người mắc phải lỗi lầm sữa chữa và khắc phục lỗi lầm ấy. Được tha thứ, đồng cảm và yêu thương giúp con người cảm nhận được tình người và sống tốt đẹp hơn. Ở đâu có lòng khoan dung, ở đó sẽ có nhân ái và sự yên bình đích thực.

Người xưa dạy rằng rộng lớn nhất thế giới là đại dương, rộng lớn hơn cả đại dương là bầu trời, rộng lớn hơn cả bầu trời chính là lòng người khoan dung. Sự khoan dung, nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt. Bởi nó tác động rất mạnh đến nhận thức mỗi con người. Nhất là đối với cuộc sống, công việc và học tập của con trẻ.

Lòng khoan dung đem lại hiệu quả vượt trội hẳn so với việc áp dụng bất kỳ hình phạt nào. Thậm chí, khoan dung với người cũng chính là khoan dung với mình. Biết tha thứ, bỏ qua lỗi lầm của người khác là tự giải thoát mình khỏi những sự giận dữ, căm tức, hận thù, tranh chấp…. Nhờ đó mà cân bằng được cuộc sống của mình. Khoan dung chính là mục đích cuối cùng mà con người hướng tới trong cuộc sống này.

Hận thù là lấy lỗi lầm của người khác để tự trừng phạt mình. Để cho tâm hồn được thanh thản, cuộc sống yên bình, trí tuệ sáng suốt, hành động đúng đắn, mỗi con người phải biết khoan dung.

Làm thế nào để có lòng khoan dung?

Chỉ trích là một bản năng còn khoan dung lại là một năng lực cần phải rèn luyện. Để có lòng khoan dung, chúng ta hãy sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử chân thành, rộng lượng. Biết tôn trọng, chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở phù hợp với những chuẩn mực xã hội.

Để cuộc sống luôn đầy ắp niềm vui trọn vẹn, hãy chia sẻ với mọi người những điều mình có. Hãy giữ tâm hồn rộng mở khi hướng về mọi người. Hãy biết yêu thương và chấp nhận con người như bản chất vốn có của họ thay vì đòi hỏi hoặc ước ao thay đổi họ theo ý muốn của bạn. Hãy nhìn vào ưu điểm và tìm kiếm những điều tốt đẹp ở người khác và học cách quý mến họ. Chớ nhìn vào khuyết điểm, sai sót của họ, đừng vội trách móc mà hãy giúp họ khắc phục, hạn chế khuyết điểm của bản thân.

Khi ta biết trân trọng giá trị tốt đẹp ở người khác và thấy điều tích cực trong mọi tình huống là lúc chúng ta có lòng khoan dung nhất. Hãy giải quyết mọi xung đột hàng ngày giữa mọi người với nhau bằng lòng khoan dung. Không nhất thiết phải giải quyết mâu thuẫn bằng xung đột. Bởi trong cuộc tranh giành sẽ làm cho con người tổn thương, tình cảm hao mòn, thật khó gắn kết.

Khi có những vướng mắc, xung đột, cần phải biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt. Cũng không nên đòi hỏi quá nhiều ở mỗi bên. Mỗi người một mong muốn mà không thể hòa hợp được sẽ khiến cho mối quan hệ càng thêm tồi tệ. Hãy chia sẻ sự nhìn nhận những mặt tốt đẹp ở mỗi bên. Nghĩa là hãy biết nhìn nhận sự việc một cách tích cực và hướng đến cách giải quyết hài hòa và hiệu quả nhất.

Rộng lòng cho qua những chuyện đã qua. Những gì đã qua mà không gây tổn thất gì nhiều thì không nhất thiết phải gợi nhắc lại. Mỗi người  phải tự biết điều chỉnh, dung hòa nỗi bức xúc của mình. Hãy nhẹ nhàng, thanh thản bàn đến những điều tốt đẹp hơn.

Khi tình cảm là người phán xét thì không có kẻ thua, người thắng, chỉ có điều tốt đẹp. Hãy để con tim bạn điều hòa mọi xung đột hay mâu thuẫn trong đời sống thì chắc chắn cuộc sống sẽ bình yên và mọi việc sẽ dễ dàng hơn.

Phê phán:

Thế nhưng, trong cuộc sống, không phải ai cũng có lòng khoan dung. Có nhiều người thường sống ích kỉ, cố chấp, hơn thua với người khác. Trước nỗi khổ đau hay bất hạnh của người khác, họ tỏ ra thờ ơ, vô cảm. Họ thường giữ mối thù ghét đối với người khác ở trong lòng. Và khi có cơ hội là họ sỉ nhục, tước đoạt tài sản hay nhẫn tâm hãm hại người khác. Bởi thế, họ thường bị người khác khinh bỉ và xa lánh. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học nhận thức và hành động:

Sống phải có lòng khoan dung. Lòng khoan dung không những làm cho mối quan hệ xã hội trở nên hiền hòa, ít xung đột mà còn làm cho trái tim ta được bình yên và tìm kiếm được ý nghĩa đích thực trong cuộc sống này.

  • Kết bài:

Lòng khoan dung chính là món quà lớn nhất mà ta nên dành tặng cho nhau. Oán giận hay thù ghét người khác sẽ làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở. Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng khoan dung, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình. Hãy rèn luyện và thực hành lối sống khoan dung để được nhận lại sự kính trọng và yêu mến của mọi người. Sống mà không khoan dung chẳng khác gì tự cầm tù trái tim mình.

Nghị luận về lòng vị tha

13 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: suy nghĩ về tính nhẫn nhịn, nhường nhịn lẫn nhau - Theki.vn
  2. Nghị luận: "Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá" - Theki.vn
  3. Suy nghĩ về sự đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta hiện nay - Theki.vn
  4. Suy nghĩ về ý nghĩa của lòng vị tha trong cuộc sống - Thế Kỉ
  5. Nghị luận: "Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm" - Thế Kỉ
  6. Nghị luận về đức tính giản dị - Thế Kỉ
  7. Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ, suy nghĩ của mình về sự lượng thứ, lòng khoan dung trong cuộc sống của mỗi con người. - Theki.vn
  8. Nghị luận: “Điều có thể theo đuổi suốt cuộc đời chỉ có thể là lượng thứ mà thôi” (Không Tử) - Theki.vn
  9. Nghị luận: Lỗi lầm và sự biết ơn - Theki.vn
  10. Nghị luận về ý nghĩa của tấm lòng trung thực - Theki.vn
  11. Khoan dung là gì? Rèn luyện đức tính khoan dung như thế nào? - Theki.vn
  12. Nghị luận về Lòng khoan dung - Theki.vn
  13. Suy nghĩ về sức mạnh cảm hóa của lòng vị tha - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.