Nghị luận về một hiện tượng đời sống – SGK Ngữ văn 12, tập 1

nghi-luan-ve-mot-hien-tuong-doi-song-sgk-ngu-van-12-tap-1

Nghị luận về một hiện tượng đời sống

I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề bài.

Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng được nêu trong bài viết sau:

CHIA CHIẾC BÁNH CỦA MÌNH CHO AI?

Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?

Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng “thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007” Nguyễn Hữu ân lại dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Một câu chuyện lạ lùng…

(Theo Tạ Minh Phương, báo điện tử Nguoiduongthoi.com.vn, ngày 4 – 1 – 2007)

Gợi ý thảo luận

a) tìm hiểu đề

– Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì?
– Bài viết cần có những ý nào? Sắp xếp các ý đó ra sao?
– Nên chọn những dẫn chứng nào?
– Cần vận dụng những thao tác lập luận nào?

b) Lập dàn ý

  • Mở bài:

Cần nêu những gì? Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận như thế nào?

  • Thân bài:

– Tóm tắt những việc làm của Nguyễn Hữu ân. (Cần bám sát đề. Chú ý câu thứ hai “Trong khi… giai đoạn cuối”.)

– Phân tích: Hiện tượng Nguyễn Hữu ân có ý nghĩa gì, tiêu biểu cho những phẩm chất nào của thanh niên ngày nay? Có thể minh hoạ thêm một vài tấm gương thanh niên có nghĩa cử tương tự Nguyễn Hữu ân.

– Bình luận: Phê phán một vài hiện tượng tiêu cực trong lối sống “lãng phí chiếc bánh thời gian vào những trò chơi vô bổ” của thanh niên, học sinh,…

  • Kết bài:

Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết.

2. Sau khi thảo luận, anh (chị) hiểu được những gì về cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống?

GHI NHỚ:

Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.

II. LUYỆN TẬP

1. Đọc văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.

[…] Thanh niên ta cũng cần biết là hiện nay có hơn hai nghìn thanh niên Trung Quốc trên đất Pháp và độ năm bạn ở châu âu và châu Mĩ. Hầu hết những thanh niên ấy đều đã tốt nghiệp Hán lan là tất cả đang là sinh triển – công nhân. Còn chúng ta, thì chúng ta có những sinh liên được học bổng và những sinh liên thường, nhờ ơn Nhà nước hay tiền của cha mẹ (hại thay, hai cái nguồn ấy lại không bao giờ cạn cả), mà đang dành một nửa thì giờ nào việc chơi bi-a, một nửa của nửa thì giờ còn lại để đến các chốn ăn chơi; số thì giờ còn lại, mà ít khi còn làm, thì để vào trường đại học hoặc trường trung học. Những sinh viên – công nhân Trung Quốc thì lại không có mục đích nào khác làm là nhằm thực sự chấn hưng nền kinh tế nước nhà và họ theo châm ngôn: “Sinh sống bằng lao động của bản thân và vừa học hỏi vừa lao động.

[…] Kiên trì, quyết tâm và đoàn kết như thế, các “ông chú trẻ tuổi” của chúng ta chắc chắn sẽ đạt mục đích. Với một đạo quân 50 000 công nhân dũng cám đáng khâm phục, lại được đào tạo trong kỉ luật và kĩ thuật hiện đại, thì không bao lâu nữa, Trung Quốc sẽ có một địa vị trong hàng các cường quốc công nghiệp là thương nghiệp thế giới.

Ở Đông Dương, chúng ta có đủ tất ca những cái mà một dân tộc có thể mong muốn như: hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng rú bao la; chúng ta có những người lao động khéo léo và cần cù.

Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức! Bởi thế công nghiệp và thương nghiệp của chúng ta là một con số không. Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả. Những thanh niên không có phương tiện thì không dám rời quê nhà, những người có phương tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ đã xuất dương thì chỉ nghĩ đến diệc thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi!

Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh.

(Nguyễn Ái Quốc, Gửi thanh niên An Nam, trong Thơ văn Hồ Chí Minh (Tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường), NXB Giáo dục, 2004)

Câu hỏi:

a) Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy diễn ra trong thời gian nào?

b) Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào để bàn về hiện tượng nói trên? Nêu dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng.

c) Cách dùng từ, viết câu, diễn đạt độc đáo trong văn bản có tính thuyết phục cao ở những điểm nào? Phân tích một số ví dụ cụ thể để minh hoạ.

d) Anh (chị) rút ra những bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên?

2. Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay?

Lập dàn ý cho bài viết của mình.

ĐỌC THÊM: CHUYỆN “CỔ TÍCH” MANG TÊN NGUYỄN HỮU ÂN

Đến Khoa Nội, Bệnh viện Ung bướn Thành phố Hồ Chí Minh hỏi Nguyễn Hữu ân thì từ bệnh nhân đến bác sĩ ai cũng biết. Bởi ở chàng trai ấy, nỗi đau mất mẹ chưa kịp nguôi, đành gạt nước mắt để tiếp tục chăm sóc cho người mẹ nuôi mới nhận trong thời gian chăm sóc mẹ ruột.

Ân sinh ra ở vùng quê nghèo Đông Hà, Quảng Trị và lớn lên trong cảnh li tán của gia đình. Cuộc sống nghèo khó, không đủ nuôi năm người con ăn học, cha mẹ Ân phải gìn các con tứ tán mỗi đứa một nơi. Riêng út Ân được cha mẹ gìn làm công quả ở chùa trên tận miệt Đơn Dương, Bảo Lộc.

Ngày tốt nghiệp lớp 12, cũng là ngày mẹ ruột phát bệnh ung thư, ân phải tức tốc khăn gói xuống Sài Gòn để chăm sóc mẹ và cũng tiện để ôn thi đại học. Số tiền 4 triệu mà cả nhà phải chạy đôn chạy đáo vay mượn mới hơn tháng đã hết sạch.

Tiền chỉ để mua thuốc, nên hai mẹ con phải sống qua ngày dựa nhờ vào những chén cơm từ thiện của bệnh viện. Một buổi đi học, một buổi vào viện chăm sóc mẹ, bằng tất cả tình thương và trách nhiệm của mình, Ân đã chăm sóc mẹ ruột bị bệnh ung thư trong Bệnh viện Ung bướu suốt mấy tháng trời.

Những ngày chăm sóc mẹ trong bệnh viện, Ân có dịp chứng kiến bao cảnh đời cơ cực bất hạnh. Nằm chung phòng với mẹ, có một bệnh nhân mà hoàn cảnh cũng đáng thương tương tự, đó là bà Nguyễn Thị Phẳng quê ở Buôn Mê Thuột. Bà cũng bị bệnh ung thư nhưng ngặt nghèo hơn khi nằm đây đã sáu năm rồi mà chưa bao giờ thấy con cái, người nhà đến thăm hoặc chăm sóc. Cũng như mẹ con ân, ngoài chế độ chữa bệnh miễn phí cho người nghèo mà bà được hưởng, hằng ngày bà cũng phải sống dựa vào những chén cơm từ thiện của bệnh viện. Cảm thông trước hoàn cảnh trớ trêu của bà Phẳng, hằng ngày, bên cạnh việc chăm sóc cho mẹ, Ân còn kết hợp chăm lo cho bà Phẳng.

Lúc đầu chỉ là những công việc phụ như mang nước, lấy cơm, nhận thuốc,…; sau đó, ân còn thay đồ, rồi giặt quần áo cho bà. Những hôm trở trời, bà Phẳng không ngủ được, Ân lại thức suốt đêm để quạt, săn sóc cho bà như con ruột.

Chăm sóc mẹ được sáu tháng thì căn bệnh hiểm nghèo đã cướp mất mẹ của ân. Trước lúc nhắm mắt, người đàn bà bất hạnh nhân hậu đó đã trăng trối lại cậu con trai nhỏ của mình là hãy cố gắng chăm sóc bà Phẳng, và nhận bà Phẳng làm mẹ, để khi bà có vĩnh viễn ra đi thì vẫn có một người mẹ nữa để chăm sóc, để có dịp gọi tiếng mẹ thiêng liêng như bà vẫn đang ở cạnh con như ngày nào…

Ghi tạc lời mẹ dặn, Ân gạt nước mắt để chăm sóc cho người mẹ thứ hai của mình. Ân vừa học ôn thi đại học, vừa chăm sóc mẹ nuôi ở bệnh viện. Hai mẹ con cũng nương dựa vào những bữa cơm từ thiện để sống qua ngày. Yêu thương và chăm sóc như mẹ ruột của mình, Ân luôn làm tròn nhiệm vụ của người con.

Bà Phẳng cũng coi Ân như con ruột, đứa con mà bà không sinh ra những bà quý hơn cả mạng sống của mình. Bạ luôn động viên Ân cố gắng học tập. Không phụ lòng mong mỏi của những người mẹ, chính năm đó (2003) ân đã thi đỗ vào đại học.

Hằng ngày, sau những giờ tan học, Ân lại chạy vội vào bệnh viện để chăm sóc mẹ nuôi. Phòng bệnh của mẹ cũng là nhà trọ của Ân. Những hôm chật chội, không đủ chỗ cho bệnh nhân nằm, ân chọn luôn nơi gầm thường trong phòng bệnh của mẹ để nằm, vừa tiện chăm sóc mẹ, vừa là nơi học bài của Ân.

Hiện nay, Ân đã xin được việc làm thêm. Với công việc chạy bàn cho nhà hàng, mỗi tháng được gần 300 ngàn cũng tạm đủ đóng tiền học và tằn tiện góp lại cho đủ tiền để thỉnh thoảng mẹ nuôi vô được một toa hoá trị chữa bệnh.

Nói về ước mơ sau này, cậu sinh viên năm thứ tư ngành Du lịch, Khoa Đông Nam á, Trường Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Nếu có điều kiện sẽ vận động cùng mọi người lập ra quỹ hỗ trợ cho những bệnh nhân ung thư, nghèo khổ và đơn độc”.

(Theo Ngô Công Quang, báo điện tử Dantri.com.vn, ngày 4 – 1 – 2007)


* Soạn bài:

Nghị luận về một hiện tượng đời sống

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

a. Tìm hiểu đề

– Vấn đề nghị luận: cách sử dụng “chiếc bánh thời gian” của thanh niên hiện nay.

– Các dẫn chứng minh hoạ có thể lấy từ đời sống hoặc những tấm gương trong sách báo.

– Các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận…

b. Lập dàn ý

– Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận

– Thân bài:

+ Tóm tắt việc làm của Nguyễn Hữu Ân: anh dành hầu hết thời gian của mình cho những người bị ung thư giai đoạn cuối.

+ Phân tích hiện tượng Nguyễn Hữu Ân: thể hiện đức tính tốt đẹp, lối sống đẹp, có ích cho xã hội của thanh niên hiện nay. Hiện tượng này có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với thanh thiếu niên.

+ Biểu dương việc làm của Nguyễn Hữu Ân, khẳng định trong xã hội hiện nay có rất nhiều bạn trẻ cũng đã và đang có suy nghĩ đẹp, hành động và lối sống đẹp cho xã hội (dẫn chứng cụ thể bằng các tấm gương, các phong trào có ý nghĩa của thanh thiếu niên…)

+ Bên cạnh những thanh niên “người tốt việc tốt”, vẫn có một bộ phận thanh niên sống tiêu cực: vô cảm, lãng phí thời gian vào những trò chơi vô bổ…

– Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân từ hiện tượng bàn luận.

2. Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

– Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng, một vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống, xã hội.

– Bài nghị luận cần nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng – mặt sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

– Sử dụng thao tác lập luận phù hợp, cần chọn góc độ riêng để bàn luận nhằm nêu lên những suy nghĩ của riêng mình.

II. Luyện tập

Câu 1: Đọc đoạn văn của Nguyễn Ái Quốc và trả lời câu hỏi

a. Nội dung: tác giả Nguyễn Ái Quốc bàn luận là hiện tượng thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ (những năm 20 của thế kỉ XX): sống không có lí tưởng, mục đích, thiếu nghị lực, chí tiến thủ, chỉ viết vui chơi, hưởng thụ cá nhân mà không biết học tập cho bản thân, cho nước nhà, cho dân tộc. Ngày nay, hiên tượng đó không phải không có.

b. Trong văn bản, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng các thao tác lập luận như so sánh, phân tích, bình luận.

c. Cách viết của Nguyễn Ái Quốc rõ ràng, trong sáng, lập luận chặt chẽ, giọng văn tâm huyết, đầy thuyết phục.

Câu 2: Bàn luận về hiện tượng “nghiện” karaoke và internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay.

a. Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung.

b. Thân bài

– Karaoke là hình thức giải trí mang tính văn hoá, giúp ta giải bớt căng thẳng trong một ngày học tập làm việc mệt mỏi, vất vả. Đó còn là một cách thắt chặt tình thân giữa bạn bè, đồng nghiệp, người thân.

– Internet ngoài việc giải trí, còn cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích, giúp ta tiếp cận được với kênh thông tin đa dạng, nhanh, tiện lợi. Đó cũng là cách nâng sự tiếp cận của con người với công nghệ hiện đại.

– Ham thích karaoke và internet cũng có mặt tích cực, có lợi ích nếu như bạn có mục đích lành mạnh, tốt đẹp và biết sử dụng hợp lí thời gian.

– Ngược lại cũng có người “nghiện”, ham thích quá thành tật xấu, bỏ bê việc học tập, thậm chí hư hỏng do không kiểm soát được ham thích của mình.

c. Kết bài: Rút ra bài học từ hiện tượng nghị luận.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.