Nghị luận xã hội bàn về lòng khiêm tốn trong xã hội hiện nay

nghi-luan-xa-hoi-ban-ve-long-khiem-ton-trong-xa-hoi-hien-nay

Nghị luận xã hội bàn về lòng khiêm tốn trong xã hội hiện nay

  • Mở bài:

Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng là tính khiêm tốn. Khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời.

  • Thân bài:

Khiêm tốn là gì?

Khiêm tốn là thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử; luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác.

Tại sao sống cần phải có lòng khiêm tốn?

Có lòng khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. người khiêm tốn thường cẩn trọng trong từng công việc. Họ không vội vàng, hấp tấp, cũng không cố làm ra vẻ hiểu biết để lấy lòng người khác. Lúc nào người khiêm tốn cũng điềm tĩnh, suy xét rồi mới hành động. Bởi thé họ thường thành công trong công việc, được người khác yêu mến, tin tưởng và đề bạt.

Khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang. Nếu tự mãn, đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập nên những thành quả mới. Người khiêm tốn xem thành công là kết quả của những nỗ lực không ngừng của tập thể chứ không phải là của các nhân. Sau thành công, họ tiếp tục công việc chứ không quá vui mừng mà tỏ ra bất cẩn, thiếu trách nhiệm.

Sự khiêm tốn giúp người ta gặp thuận lợi trong cuộc sống. Khiêm tốn tạo động lực cho con người vượt qua khó khăn, thử thách, coi thành công như là sự động viên mà không trở nên chủ quan. Sự khiêm tốn giúp tăng cường khả năng học hỏi, dễ tìm thấy cái tốt đẹp ở người khác để noi theo và dễ chấp nhận người khác.

Phê phán:

Khiêm tốn chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Sống không viết khiêm tốn, tỏ ra kiêu căng, tự mãn, hay khoe mẽ, trọng hình thức, hơn thua với người khác sẽ bị người khác khinh ghét, xa lánh, dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh.

Bài học:

Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống. Rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường.

  • Kết bài:

Sông sâu thường phẳng lặng, người càng giỏi càng khiêm tốn. Làm người cũng phải giống như nước luôn mang trong mình phẩm chất khiêm tốn. Khiêm tốn là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Suy nghĩa về thói tự cao, kiêu ngạo qua câu chuyện Nhà bác học qua sông - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.