Nghị luận: Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt, nhưng xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn (Lep Tôn-xtôi).

nghi-luan-xau-ho-truoc-moi-nguoi-la-mot-tinh-cam-tot-nhung-xau-ho-truoc-ban-than-minh-con-tot-hon-lep-ton-xtoi

Nghị luận: “Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt, nhưng xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn” (Lep Tôn-xtôi).

  • Mở bài:

– Xấu hổ là trạng thái cảm xúc tiêu cực phổ biến ở con người. Bàn về cảm xúc xấu hổ, Lep.Tôn-xtôi cho rằng: “Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt, nhưng xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn”. Đây là một nhận định hoàn toàn đúng đắn, sâu sắc.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý kiến:

“Xấu hổ”: là trạng thái cảm xúc hổ thẹn trước một lỗi lầm nhỏ, một điều tế nhị do mình gây ra hoặc do người khác gây ra.

“Xấu hổ trước mọi người”: Xấu hổ là trạng thái tâm lí, cảm xúc của con người thấy hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hay thua kém người khác.

“Xấu hổ trươc bản thân mình”: là ý thức phục thiện, hướng thiện nằm sâu trong bản chất con người. Đây là thái độ tự giác của lương tri, lương tâm.

→ Ý kiến này là một nhận định, đánh giá cao của Lep.Tôn-xtoi về ý nghĩa của tâm lí biết hổ thẹn trước những người khác về lỗi lầm, hạn chế của bản thân, đặc biệt ý nghĩa hơn là tâm lí biết hổ thẹn trước bản thân mình.

2. Bàn luận:

– Ý kiến đề cao tính tự giác về danh dự cá nhân, xem đó như một phẩm chất cao quí của nhân cách.

– Biết xấu hổ là ý thức được hạn chế của bản thân, từ đó tự giác vươn lên khắc phục những nhược điểm, hoàn thiện mình về năng lực và nhân cách.

– Người biết xấu hổ trước bản thân là người kiểm soát được hành vi, việc làm của mình, vì thế hạn chế được những sai lầm không đáng có.

– Phân biệt xấu hổ và tự ti. Tự ti là đánh giá bản thân mình thấp hơn người khác, có phần mặc cảm, không có đủ tự tin để thể hiện bản thân.

3. Phê phán:

– Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không biết xấu hổ hay hổ thẹn trước những việc sai trái mình đã làm. Họ thể hiện bản thân một cách trơ trẽn và không hề có cảm giác hối lỗi khi gây ra cho người khác những tổn thương. Những người như thế thật đáng chê trách.

4. Bài học nhận thức và hành động:

– Bản thân cần nhận thức sâu sắc, xấu hổ không chỉ là trạng thái tâm lí mà còn là một tình cảm tốt đẹp góp phần hoàn thiện nhân cách con người.

  • Kết bài:

Không phải ai sinh ra cũng hoàn hảo, nhưng con người ai cũng cần cho mình những điểm tựa về tinh thần, về ý thức để có thể sống tốt, sống đẹp hơn, và biết xấu hổ để rồi nhận thức được rõ hơn về bản thân mình là một chuyện đúng đắn và sáng suốt vô cùng.

Nghị luận: Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.