Nghị luận: Ý nghĩa của gia đình đối với mỗi con người

nghi-luan-y-nghia-cua-gia-dinh-doi-voi-moi-con-nguoi

Ý nghĩa của gia đình đối với mỗi con người

  • Mở bài:

Ai cũng có một gia đình. Gia đình là nơi cuộc sống chúng ta bắt đầu và là nơi tình yêu thương không bao giờ kết thúc. Không có gia đình là bất hạnh lớn nhất của cuộc đời người. Một gia đình hạnh phúc là nguồn cội của mọi điều tốt đẹp ở trong cuộc đời này.

  • Thân bài:

Gia đình là gì?

– Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục.

– Một gia đình thường bao gồm ông bà, cha mẹ, con cái cùng chung sống với nhau trong một không gian nhất định. Tình cảm gia đình là tình cảm yêu thương giữa những con người cùng huyết thống, cùng dòng họ tình cảm ông bà, cha mẹ, anh em, con cháu…

Vai trò của gia đình đối với mỗi con người.

– Quả thật “tất cả kho tàng trên trái đất không sánh bằng hạnh phúc gia đình” vì chính tình cảm gia đình là khởi đầu của tất cả những tình cảm cao đẹp khác.

– Tình yêu dân tộc, tình yêu đất nước được hình thành từ gốc rễ tình cảm gia đình. Gia đình là nơi học cách biết yêu thương, biết chia sẻ. Gia đình cũng là chỗ dựa tinh thần vũng chắc trong lúc buồn đau, suy sụp. Dù là vua chúa hay dân thường, kẻ nào tìm thấy sự an bình trong gia đình là người sung sướng nhất.

– Gia đình là nơi để mỗi chúng ta cảm nhận hạnh phúc và thể hiện tình yeêu thương, trách nhiệm của mình. Tiền có thể mua được một ngôi nhà nhưng không mua được tổ ấm. Muốn có được một gia đình bền vững và hạnh phúc bên những người thân yêu không có cách nào khác là phải tự xây dựng lấy. Biết trân trọng tình cảm gia đình cũng chính là biết tôn trọng đạo lí làm người và phát huy nét truyền thống của người Á Đông. Người biết cư xử đúng trong mối quan hệ gia đình thì cung sẽ biết ứng xử đúng mực trong các môi quan hệ xã hội khác.

Cần phải làm gì để gìn giữ hạnh phúc gia đình.

– Mỗi một chúng ta còn trong lứa tuổi được tận hưởng những điều ấm áp, ngọt ngào từ gia đình, cần phải biết trân trọng, nâng niu, giữ gìn tình cảm cao đẹp này. Cụ thể mỗi học sinh cần tạo thói quen, có những lời nói đẹp, hành động đúng, cư xử có văn hóa, lễ nghĩa, cũng như biết chia sẻ yêu thương những người thân yêu trong gia đình.

– Trước hết là biết thực hiện nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình. Với vị trí là con cái, phải biết kính trọng và vâng lời cha mẹ. Cha mẹ là người lớn tuổi, từng trải và giàu kinh nghiệm chắc chắc sẽ có cách giáo dục và định hướng tốt hơn cho con cái. Con cái biết tuân thủ và làm theo lời cha mẹ sẽ giúp tăng cường vai trò, trách nhiệm và gắn kết các thành viên trong gia đình.

– Phải không ngừng nỗ lực học tập tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi khiến cha mẹ tự hào, tin tưởng vào con cái. Mỗi học sinh khi ở nhà cũng cần phải biết tự lập, tự phục vụ bản thân, phụ giúp cha mẹ công việc nhà, làm những việc có thể làm được, cùng cha mẹ xây dựng mái ấm gia đình.

– Con cái cũng cần phải biết sẻ chia nỗi khổ đau, vất vả của cha mẹ, không phung phí tiền bạc, của cải, biết quý trọng tiền bạc và sức lao động, cảm ân đức sinh thành, công dưỡng dục của cha mẹ. Kính trọng và cảm ân là đạo đức cao nhất của con người. Sự vô ơn là điều đáng khinh nhất ở trên đời này.

Phê phán.

– Những người không biết tôn trọng tình cảm gia đình thật đáng phê phán, lên án. Những kẻ xúc phạm đến tình cảm ruột thịt, thiêng liêng thường không biết trân trọng bất cứ một tình cảm nào khác của con người.

Bài học nhận thức.

– Biết yêu thương, trân trọng cuộc sống gia đình, sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Biết nghe lời và không là những việc có lỗi với ông bà cha mẹ.

  • Kết bài:

Hiếu thảo là nguồn gốc của hạnh phúc gia đình. Không ai có thể phủ nhận giá trị thiêng liêng của tình cảm gia đình. Đó là mối dây gắng kết những con người cùng huyết thống. Tình cảm đó cũng nâng bước cho mỗi chúng ta trong hành trình đến tương lai.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.