Cảm nhận ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và quan niệm sống của Thanh Hải

nghi-luan-y-nghia-nhan-de-bai-tho-mua-xuan-nho-nho-va-quan-niem-song-cua-thanh-hai

Cảm nhận ý nghĩa nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” và quan niệm sống của Thanh Hải.

Nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” thể hiện sâu sắc quan niệm sống cao đẹp của nhà thơ Thanh Hải. Mùa xuân là khởi đầu của một năm, là tuổi trẻ tràn đầy khát vọng và ước mơ. Nho nhỏ là ít ỏi, nhỏ bé, không đáng gì. Căn cứ vào nội dung, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là những cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước. Từ mùa xuân lớn của thiên nhiên đất nước nhà thơ liên tưởng tới mùa xuân của mỗi cuộc đời.

“Mùa xuân nho nhỏ” ở đây có ý nghĩa là một mùa xuân nhỏ bé, khiêm tốn. Nhan đề ấy thể hiện quan niệm sống của nhà thơ. Thanh Hải quan niệm rằng mỗi con người dù trẻ hay già, suốt cả cuộc đời đều phải cống hiến phần nhỏ bé của mình cho xã hội, mà đó là phần cống hiến tự nguyện, khiêm nhường. Nhà thơ ước ao cuộc đời mình là “một mùa xuân nho nhỏ”, một tiếng chim, một cành hoa, một nốt nhạc trầm xao xuyến đẻ nhập vào bản hoà ca chung của dân tộc.

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Đó là một lẽ sống cao đẹp, là khát vọng vươn tới vĩnh hàng của mỗi con người.


Bài tham khảo

Trong hai câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”, có người hiểu “giọt long lanh” là giọt mưa xuân, có người cho là giọt âm thanh tiếng chim ở câu thơ trước đó. Nêu cách hiểu của em và phân tích hai câu thơ đó.

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”. 

Hiểu từ “giọt” trong hai câu thơ trên là giọt mưa (hay giọt sương) cũng có chỗ hợp lý. Mưa xuân cũng là một nét quen thuộc của khung cảnh mùa xuân và dễ gợi cảm xúc xôn xao trong lòng người. Nguyễn Bính viết “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay” (Mưa xuân), vì mưa xuân thường nhẹ và ấm không giá lanh như trong tiết đông. Nhưng cũng có chỗ chưa thật họp lý, vì mưa xuân thường là mưa bụi, mưa nhỏ, thường là những hạt nhỏ hoặc chỉ lất phất như hơi, khó có thể tạo thành từng giọt long lanh rơi.

Cách hiểu “giọt” là giọt âm thanh tiếng chim chiền chiên xuất phát từ chỗ cho rằng giữa câu thơ này vói hai dòng thơ trước nó là liền mạch. Hiểu như vậy thì câu thơ, không dừng lại ở tả thực mà là biểu hiện một sự chuyển đổi cảm giác: Tiếng hót lánh lót, vang vọng, trong trẻo của con chim chiền chiên được cảm nhận như một dòng âm thanh tuôn chảy và trong ánh sáng tươi rạng rỡ của trời xuân, giọt âm thanh cũng long lanh và nhà thơ nâng niu, trân trọng đưa tay đón lấy từng giọt. Tuy nhiên cách hiểu sau không quen thuộc với bút pháp vốn bình dị của thơ Thanh Hải.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.