Nghĩ về sự thấu hiểu.

nghi-ve-su-thau-hieu

Nghĩ về sự thấu hiểu.

  • Mở bài:

Thiền sư Thích Nhất Hạnh một lần đã từng nói: “Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương. Cũng như một người làm vườn biết cách dùng phân bón để cho ra những bông hoa tươi đẹp, người tu tập biết tận dụng nỗi đau khổ để tạo ra hạnh phúc”. Thấu hiểu người khác không chỉ là một nhu cầu của bản thân mà bản thân mình cũng cần được người khác thấu hiểu. Không người nào có thể tự do trưởng thành trên đời này và có một cuộc sống hoàn hảo mà không có ít nhất một người thấu hiểu.

  • Thân bài:

Sự thấu hiểu (thấu hiểu, đồng cảm) là khả năng hiểu biết và nhận thức một cách sâu sắc về tình cảm, hoàn cảnh của người khác, từ đó chúng ta yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với họ. Người có khả năng thấu hiểu sẽ đồng cảm và liên kết với người khác và họ có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Thấu hiểu không đơn giản là hiểu cảm xúc của người khác mà thấu hiểu còn là kỹ năng vô cùng quan trọng mà ai cũng cần nên có trong cuộc sống. Có lẽ từ thấu hiểu được viết gọn của cụm từ hiểu nội tâm, nói cách khác thấu hiểu là nghĩ hoặc cảm nhận về mọi chuyện như chúng ta, nhưng thực tế lại không như vậy. Chúng ta thường dùng góc nhìn của mình để hiểu người khác, nhưng góc nhìn của chúng ta thường rất khác với góc nhìn của người khác. Sự khác biệt ấy cần phải được thấu hiểu, chấp nhận và tôn trọng lẫn nhau.

Người thấu hiểu người khác luôn biết quan tâm đến cảm nhận của những người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác. Họ luôn từ tốn và kiên nhẫn lắng nghe người khác bằng cả tấm lòng chân thành, sự yêu thương, chia sẻ mà không vụ lợi. Người thấu hiểu là người có lòng nhân ái, từ sự thấu hiểu, yêu thương sẽ có những hành động thiết thực để giúp đỡ người.

Sự thấu cảm vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống mà mỗi người cần có. Cuộc sống cần phải biết thấu hiểu và cảm thông bởi có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Khi thấu hiểu, chúng ta mới biết chia sẻ với người khác. Khi đó, ta cũng sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và lan tỏa được những thông điệp tích cực, tốt đẹp ra ngoài xã hội. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

Rất rõ ràng rằng giữa yêu thương và thấu hiếu có mối liên hệ rất gần. Ai yêu thương sẽ thấu hiểu, và ai thấu hiểu sẽ yêu thương. Người cảm thấy được mình được hiểu sẽ cảm thấy được yêu thương, và người cảm thấy được yêu thương chắc chắn cảm thấy mình được hiểu. Phải đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu được cách suy nghĩ của họ. Nhưng nghiên cứu tâm lý cho thấy lời khuyên này làm nảy sinh một vấn đề: Khi ta hình dung cuộc sống nội tâm của người khác, ta cũng không chắc chắn nắm bắt được cách suy nghĩ của người khác. Vậy sao ta có thể đón nhận cảm được hết nỗi đau của họ, điều này thật sự khó mà thực hiện được đủ công suất 100%.

Nếu biết thấu hiểu nỗi đau của người khác thì ta sẽ có thể đưa ra những hành động đúng đắn. Nhiều lúc ta chỉ cần một người có thể thấu hiểu, lắng nghe mình, người có thể giải bầy tâm trạng cùng ta tâm sự. Thì đó quả là một điều may mắn, vui mừng. Thay vì chỉ biết khiển trách người, khác hãy cố thấu hiểu hoàn cảnh của họ. Khi có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn; giúp ta biết cảm thông và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn; vị tha với lỗi lầm của người khác. Đồng cảm, thẩu hiểu, cảm thông đối với người khác, đặt cá nhân mình vào vị thế, suy nghĩ của người khác để hiểu sâu sắc tình cảm, hành động của người đó.

Như vậy, thấu hiểu rõ ràng là tên gọi khác của yêu thương. Tình yêu thương là sức mạnh chữa lành lớn nhất. Tình yêu thương thậm chí có thể chữa lành những ký ức sâu sắc và đau đớn nhất vì tình yêu thương mang đến ánh sáng của sự thấu hiểu tới những góc tăm tối nhất trong trái tim và tâm hồn ta. Khi những người quan tâm, yêu thương mình thật sự thì họ mới dành thời gian mà ngồi nghe ta ca thán. Hình dung họ vào hoàn cảnh mình gặp phải. Chỉ cần một người thấu hiểu thôi là có thể xoay chuyển từ buồn thành vui, khóc thành cười. Lúc có cãi vả xảy ra. tranh luận một vấn đề nan giải, chúng ta không chỉ dựa trên trực giác để nắm bắt được ý nghĩ của người khác. Chỉ có lắng nghe họ mới mang lại hiệu quả.

Thấu hiểu người khác, bạn đã trao cho họ nguồn sức mạnh để sống lạc quan, tin tưởng và chiến thắng. Thật bấy ngờ khi biết rằng người ta không mong muốn được yêu thương nhiều bằng mong muốn được thấu hiểu. Có những điều được giấu kín ở trong lòng, rất ngại thổ lộ, rất cần được người khác thấu hiểu. Tuy nhiên, cần phải chân thành và sâu sắc khi thấu hiểu người khác. Sự thấu hiểu nông cạn của người có thiện ý làm khó chịu hơn sự hiểu lầm tuyệt đối của người mang ác ý.

Sống với lòng thấu hiểu sâu sắc, chúng ta sẽ tạo dựng được một xã hội thực sự nhân văn, tốt đẹp với những mối quan hệ giữa các cá nhân được gắn kết trong sự thấu cảm và tình thương. Sự thấu cảm chính là cội nguồn của lòng trắc ẩn, của tình yêu thương, mang con người lại gần nhau hơn. Khi có được sự thấu cảm, ta có thể có thể hòa hợp với tâm trạng của người ấy và có mong muốn được chia sẻ từ niềm vui đến nỗi buồn. Đó chính là lòng trắc ẩn.

Có được sự thấu cảm, mỗi người sẽ biết cảm thông, yêu thương và cũng chính là biểu hiện của lòng nhân ái, sự trắc ẩn. Sự thấu cảm có thể mang lại sức mạnh kỳ diệu làm thay đổi con người, hướng con người tới sự hoàn thiện nhân cách. Thấu cảm không có nghĩa là chúng ta bao che cho những hành vi xấu, ác (đạo đức, pháp luật) của người khác

Đừng nhận xét bất cứ cái gì mà chưa từng thấu hiểu nó. Phải luôn biết lắng nghe để thấu hiểu. Mỗi cá thể trên thế giới cũng có một chút yêu thương trong con người và khao khát được yêu thương. Thấu hiểu nỗi đau của người khác cũng là một cách học tập thấu hiểu chính bản thân. Phải luôn biết lắng nghe để thấu hiểu.

  • Kết bài:

Thấu hiểu người khác đâu chỉ mang niềm vui đến cho họ mà bản thân cũng được hạnh phúc. Thấu hiểu là cách tốt nhất để chúng ta chống lại sự vô cảm. Sống với sự thấu hiểu, chúng ta sẽ lạc quan và tin tưởng hơn vào bản thân và cuộc sống. Đó chính là cội ngườn của thành công.

Suy nghĩ về sự đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta hiện nay

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.