Nghị luận: Phải chăng tự trọng là hạt giống để phát triển nhân cách?

nguoi-co-nhan-cach-nghi-trong-long-tu-trong-phai-chang-tu-trong-la-hat-giong-de-phat-trien-nhan-cach

Nghị luận: “Phải chăng tự trọng là hạt giống để phát triển nhân cách?”

  • Mở bài:

Một người có nhân cách tốt đẹp phải là người có lòng tự trọng. Lòng tự trọng là một loại tài sản quý giá mà bất kì ai trong chúng ta cũng phải nỗ lực giữ gìn. Chúng ta có thể đánh mất mọi thứ từ tiền tài đến địa vị nhưng không thể để mất đi lòng tự trọng. Bởi thế, có người phát biểu rằng: Phải chăng tự trọng là hạt giống để phát triển nhân cách?

  • Thân bài:

Tự trọng là gì?

Tự trọng là coi trọng, giữa gìn phẩm cách, danh dự của mình. Tự trọng còn là tư cách và giá trị của bản thân, trong cách sống cách làm việc, trong mối, quan hệ mọi người.

Người có lòng tự trọng là người như thế nào?

Người có lòng tự trọng luôn suy nghĩ, nhận thức đúng đắn, trung thực về bản thân và về những con người xung quanh, biết phân biệt đúng sai, phải trái cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Dù trong bất cứ hoàn cánh nào, dù khó khan thiếu thốn đến đâu, người có lòng tự trong vẫn luôn giữ nếp sống trong sạch, thanh cao, không vì chút quyền lợi vật chất mà bán rẻ lương tâm, danh dự.

Hạt giống là mầm sống dùng để trồng. Có thể hiểu hạt giống là  cơ sở ban đầu, là nền móng để phát triển. Câu nói trên khẳng định ý nghĩa của lòng tự trọng đối với mọi thành công trong cuộc sống này. Nó chính là những mầm sống, những cở sở đầu tiên của mọi giá trị hiện hữu.

Vai trò của lòng tự trọng trong việc phát triển nhân cách của con người và trong cuộc sống xã hội:

Lòng tự trọng là cơ sơ để tạo nên những đức tính khác của con người. Người tự trong luôn sống có lí tưởng, luôn có khả năng nhận xét, đánh giá mình một cách đúng đắn. Họ biết rõ đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình đồng thời cũng thừa nhận giá trị bản thân mà không cần điều kiện khách quan, do vậy họ tự tin có ý thức tự lập và có khả năng đứng vững trên đôi chân của mình.

Lòng tự trọng giúp ta nhận thức được vị trí hiện tại của mình cũng như những gì có thể đạt được trong tương lai, do vậy nó là một nhân tố quan trọng, là nền tảng định hình thái độ lạc quan về cuộc sống.

Lòng tự trọng sẽ làm cho học sinh chăm chỉ học hành, nghiêm túc trong thi cử, biết tôn trọng thầy cô. Lòng tự trọng sẽ làm cho con người sống không tranh giành, không chen lấn, không xu nịnh, ăn đua, không làm ăn gian dối, không chạy theo thành tíc, từ đó tạo nên tính trung thực, thẳng thắng, liêm chính, chí công vô tư.

Người tự trọng sẽ làm việc nhiệt tình, luôn tìm tòi sáng tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ, do đó làm việc sẽ có hiệu quả cao, đóng góp thiết thực trong cuộc sống. Trong lãnh đạo, tự trọng được thể hiện trong sự kiên trì và nhất quán, trong nỗ nực giữ lời hứa của mình: do đó, sẽ tạo nên niềm tin, là chất kết dính các mối quan hệ giữa người với người.

Lòng tự trọng sẽ khiến ta luôn tôn trọng người khác đối sử tử tế và quan tâm tới mọi người, không đòi hỏi cho riêng mình, cũng từ đó ta sẽ có lòng vị tha nhân hậu. Lòng tự trọng sẽ không cho phép con người sống ý lại, nhờ vả hèn nhát, từ đó mà con người tích cực chủ động trong cuộc sống, dung cảm đối đầu với những khó khan thử thách.

Người có lòng tự trọng sẽ không thích khoe khoang, do đó sẽ sống khiêm tốn gần gũi và thân thiện. Có lòng tự trọng ta sẽ có ý thức tôn trọng phát luật, tôn trọng nội quy tôn trọng những quy định chung của xã hội, của cuộc sống, nghĩa là ta sẽ có ý thức tổ chức kỉ luật cao.

Lúc đất nước lâm nguy, người tự trọng sẽ không sống trên sự hi sinh của người khác, và do đó họ sẵn sằng hi sinh sương máu mình để thực hiện nghĩa vụ của người công dân đối với đất nước. Như vậy lòng tự trọng chính là cơ sở để tạo nên những đức tính khác của con người.

Vai trò, ý nghĩa quan trọng của lòng tự trọng trong cuộc sống:

Lòng tự trọng là cốt lõi đạo đức muôn thửa của con người, dù trong thời đại nào, với bất cứ chế độ chính trị nào, với chuẩn mực đạo đức của giai đoạn nào, lòng tự trọng cũng được đề cao. Chỉ có ý thức và lòng tự trọng mới nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận.

Thiếu lòng tự trọng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Con người sẽ luôn thấy cô đơn, lo lắng, căng thẳng, dễ gặp rắc rối với bạn bè cúng như trong mối quan hệ khác; giảm sức học và hiệu quả làm việc, dễ thất bại và tệ nhất mặc cảm với bản thân, tinh thần sa sút, thậm chí có những hành động gây hại đến cả bản thân mình.

Không có lòng tự trọng, tâm hồn chẳng khác nào mảnh đất khô không có nước tưới. Lòng tự trọng được đặt cao hơn giá trị khác của một người, cũng là yếu tố quan trọng mà nếu thiếu nó xã hội không thể tồn tại tốt đẹp.

Phê phán:

Những kẻ đánh mất lòng tự trọng, sẽ trở nên quá tự tôn kiêu căng, tự mãn. Tự tôn, tự mãn, tự kiêu đều là tự đề cao mình quá mức, từ đó sinh ra tư tưởng về mình, dấn đến lối sống phách lối, hợm mình khoe khoang làm mọi người xa lánh. Khi tự hài lòng rằng mình đã đạt được mục đích, con người sẽ hết nhiệt tình, hết sức phấn đấu, bỏ bê học hành, chẳng màn thách thức, cuộc sống sẽ dừng lại, sẽ bị lạc hậu, là dấu hiệu của sự thất bại.

Nhiều người tự ti là tự đánh giá mình thấp nên thiếu tự tin vào năng lực cảu bản thân. Vì thế mà ngại suy nghĩ, nói năng, hành động, ngại giao tiếp với mọi người. Từ đó trở nên thụ động, thiếu hẳn sự linh hoạt, sáng tạo trong mọi công việc vì sợ thất bại sợ trách nhiệm. Tự tin cản trở rất lớn đến sự phấn đấu vươn lên của mỗi cá nhân, bởi nó tạo ra sức ỳ và thói xấu ỷ lại cùng tâm lý thất bại một tâm lí tiêu cực mà chúng ta không nên có. Tự ti còn khiến người khác sống hèn kém, không dám đối mặt với khó khăn, không dám bảo vệ cái tốt đẹp trước sự uy hiếp của cái xấu, cái ác.

Bài học:

Cần xác định lòng tự trọng là giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống. Cương quyết không làm điều gì tổn hại đến thanh danh; không bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực; không bị mua chuộc bởi tền tài, danh vọng. Tuổi trẻ luôn có ý thức rèn luyện để chở thành người tự trọng bằng cách học hỏi và làm theo những người có nhân cách lớn, những người chính trực, dũng cảm, quyết đoán, kiên định.

  • Kết bài:

Tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúc nào lòng tự trọng của bạn cũng được công nhận hoặc đề cao. Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn nếu bạn chỉ là một người bình thường. Điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó trước khi có những thành tựu thì bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của mình lên.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.