Cảm nhận nhân cách tốt đẹp của nhân vật Lão Hạc.

nhan-cach-tot-dep-cua-lao-hac

Cảm nhận nhân cách tốt đẹp của nhân vật Lão Hạc.

Dàn bài 1:

  • Mở bài:

Lão Hạc là tuyện ngắn xuất sắc của Nam Cao và của nền văn học thé kỷ XX. Lấy cảm hứng từ đề tài người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, nhà văn đã xây dựng nên một hình tượng bất hủ với nhiều phẩm chất tốt đẹp, cao cả, để lại cho người đọc biết bao niềm thương cảm và trân trọng con người nghèo khỏ cugnf cực nhưng biết giữ lấy lương tâm trong sạch của mình.

  • Thân bài:

a. Lão Hạc là một người cha giàu lòng yêu thương con.

– Khi con trai không lấy được vợ phẫn chí bỏ đi, lão rất thương con; ngày đêm mong ngóng tin tức của con, lão day dứt vì chưa làm tròn bổn phận của người cha.

– Lão chăm sóc, yêu thương con Vàng vì một phần đó là kỉ vật con lão để lại, lão hi vọng ngày con trở về.

– Tình yêu thương con của lão Hạc được thể hiện rõ nhất qua việc: Lão tìm mọi cách để giữ lại mảnh vườn cho con trai, lão thà chết chứ nhất định không bán đi một sào. Tình cha con của lão Hạc là một tình cảm thiêng liêng và cảm động, lão đã chết để trọn đạo làm cha.

b. Lão Hạc là một người nông dân giàu lòng tự trọng:

– Lão không muốn phiền luỵ hàng xóm, đã nhịn đói để dành tiền nhờ hàng lo ma chay cho mình.

– Khi bị đẩy vào hoàn cảnh túng quẫn, lão không chấp nhận sự thương hại của mọi người. Lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo.

– Lão lựa chọn cái chết một phần cũng vì lão không muốn sống cuộc sống bất lương như Binh Tư.

– Cái chết của lão xuất phát từ lòng tự trọng đáng kính.

3. Nhận xét về Lão Hạc.

– Dù đứng trong đói khỏ cùng cực, cuộc sống quân bacgs đến bước đường cùng, lão Hạc vẫn giữ được lương tâm của một con người chân chính; đói khổ, đớn đau không khuất phục nổi.

– Nam Cao đã thể hiện tài năng nghệ thuật của mình trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, cách kể chuyện giản dị, tự nhiên chân thực, giọng điệu linh hoạt và tình huống đôc đáo.

– Nhân vật lão Hạc đã góp phần thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

  • Kết bài:

– Qua hình ảnh nhân vật lão Hạc, tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế.


Dàn bài 2:

  • Mở bài.

– Nam Cao là nhà văn nhân đạo. Ông đã để lại những trang viết tâm huyết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Truyện ngắn “Lão Hạc” không chỉ miêu tả xúc động tình cảnh khốn cùng và số phận bi đát của người nông dân mà còn là một câu chuyện xúc động về một nhân cách cao quý. Cũng như bao cố nông cùng khổ khác, Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ bất hạnh nhưng lại một con người có trái tim nhân hậu, lương thiện và có một tâm hồn, nhân cách cao cả.

  • Thân bài.

1. Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ, bất hạnh.

– Vợ mất sớm, một thân một mình gà trống nuôi con.

– Sống bằng nghề cầy thuê, cuốc mướn.

– Đứa con trai duy nhất vì nghèo mà phẫn chí bỏ đi.

– Sống cô đơn, tội nghiệp, già cả, ốm đau.

– Nghèo đói, sức cùng, lực kiệt → Tìm đến cái chết để giải thoát.

– Cái chết dữ dội, đau đớn, khổ sở, vật vã.

Cuộc đời lão Hạc là số phận người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng không lối thoát. Cái chết của lão Hạc là lời tố cáo, lên án xã hội thối nát.

2. Là người sống rất nhân hậu.

– Đối với mọi người: Sống tốt, chân thành, không làm phiền đến ai.

– Đối với “cậu Vàng”:

+ Quý nó quá mức.

+ Chăm sóc nó tỉ mỉ.

+ Đau xót khi phải bán nó.

– Đối với con trai:

+  Nỗi đau bất lực của người cha vì nghèo mà không lo được hạnh phúc cho con

+ Khi con đi, tuyệt vọng, đau khổ như mất con, luôn mong con về

+ Chọn cách sống cho con, vì con, luôn để dành tiền cho con.

+ Tìm đến cái chết để giữ tài sản cho con.

3. Là người lương thiện và giàu lòng tự trọng.

– Lão thà nhịn đói chứ không tiêu vào tiền của con.

– Kiên quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác, kể cả sự giúp đỡ của ông giáo, người rất thân tình với ông.

– Không muốn hàng xóm nghèo phải phiền luỵ về cái xác già của mình (gửi ông giáo tiền lo ma chay cho mình).

– Chọn cái chết để giữ trọn phẩm giá.

  • Kết luận.

– Hình ảnh lão Hạc gây ấn tượng đậm nét và cứ ám ảnh vương vấn không dứt trong lòng người đọc.

– Cuộc đời lão Hạc là một dòng nước mắt chảy dài của những nỗi đau triền miên, bất tận.

– Bên trong cái vẻ bề ngoài gần như lẩm cẩm, gàn dở là một nhân cách vô cùng cao quý.

– Người đọc xót xa trước cái chết của lão Hạc bao nhiêu thì càng trân trọng và vững tin ở nhân cách bấy nhiêu.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Tài liệu luyện thi tuyển sinh 10: Chủ đề nghị luận xã hội (Phần I). - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.