Nhận xét về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có ý kiến cho rằng: Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình

nhan-xet-ve-doan-trich-kieu-o-lau-ngung-bich-co-y-kien-cho-rang-canh-khong-don-thuan-la-buc-tranh-thien-nhien-ma-con-la-buc-tranh-tam-trang-moi-bieu-hien-cua-canh-phu-hop-voi-tung-trang-tha

Nhận xét về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có ý kiến cho rằng: “Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình”

Qua đoạn trích, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


  • Mở bài:

– Giới thiệu khái quát Truyện Kiều và đoạn trích

-Trích dẫn nhận định

  • Thân bài:

– Trong 8 câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”. Tác giả miêu tả 4 cảnh khác nhau, mỗi cảnh vật đều thể hiện rõ 1 nét tâm trạng của Kiều. Cảnh được miêu tả từ xa tới gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn tả những sắc thái tình cảm khác nhau của nhân vật.

– Cảnh mênh mông của cửa bể chiều hôm: Tập trung phân tích các từ tượng hình: Thấp thoáng, xa xa, câu văn khuyết chủ để chỉ rõ nỗi niềm cô đơn vô định, nỗi nhớ quê hương, gia đình, sự khao khát sum họp của người sống trong cảnh tha hương.

– Cảnh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa: Phân tích hình ảnh ẩn dụ, câu hỏi tu từ, từ láy để làm rõ nỗi buồn về thân phận trôi nổi, sự lo lắng cho tương lai vô định của Kiều.

– Cảnh nội cỏ rầu rầu: Phân tích giá trị biểu cảm của hình ảnh “nội cỏ”, từ láy “rầu rầu”, “xanh xanh” gợi sự úa tàn, buồn bã. Qua đó cho thấy tâm trạng chán chường, vô vọng vì cuộc đời sắp ập xuống cuộc đời Kiều, từ đó đặc tả tâm trạng kinh hoàng, khiếp sợ của Kiều.

– Điệp ngữ “Buồn trông” lặp đi lặp lại nhiều lần và các câu hỏi tu từ liên tiếp có tác dụng diễn tả nỗi buồn nhiều vẻ kéo dài nặng nề, sự trông đợi trong vô vọng và nỗi buồn sâu mênh mang đến vô tận của Kiều.

– Đoạn thơ được đánh giá là tuyệt bút của bút pháp tả cảnh ngụ tình, nó thể hiện rõ quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Du “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cảnh thiên nhiên có tác dụng miêu tả tâm lí nhân vật.

– Đoạn trích còn thể hiện sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nhân vật.

  • Kết luận:

– Khẳng định giá trị của Truyện Kiều và vị trí của Nguyễn Du trong nền văn học nước nhà.

– Nêu cảm nghĩ của bản thân về nội dung đoạn trích.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.