Những nhận định cần ghi nhớ về truyện ngắn Rừng Xà Nu và tác giả Nguyễn Trung Thành

nhung-nhan-ve-truyen-ngan-rung-xa-nu-va-nguyen-trung-thanh

Những nhận định cần ghi nhớ về truyện ngắn Rừng Xà Nu và tác giả Nguyễn Trung Thành.

I. Về nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyễn Ngọc).

1. “Nguyên Ngọc là một trong những nhà văn tài năng và tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1945 – 1975.” (Nguyễn Đăng Mạnh)

2. “Nguyên Ngọc là người có lòng yêu nước nồng nàn, cương trực, có những suy nghĩ sâu sắc nhằm đóng góp cho đất nước” (Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình).

3. “Người cần bút chân chính, luôn tự hào về tên tuổi của mình. Phải từ bỏ bút danh từng nổi tiếng trước đó mà bản thân đã gây dựng để chọn một bút danh mới cũng là hành động yêu nước và văn hóa chọn bút danh cũng là văn hóa yêu nước” (Phạm Phú Phong).

4. Nguyễn Trung Thành là một trong những người đã tạo ra được bản sắc, phong cách và cá tính sáng tạo độc đáo của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tính cách năng động, tấm lòng chân thành đã thanh khiết hóa tâm hồn con người và ươm mầm văn hóa cho tương lai).

5. “Ông đi nhiều nhưng không chỉ để ngao du sơn thủy, không đi chỉ để thưởng thức phong cảnh, không lang bang phiêu bạt chỉ để nhìn ngó nghe ngóng lớt phớt, mà đi như vậy là cách ông nhập thân vào với thực trạng đất nước và dân tình để có thể không ngừng suy nghĩ và viết, thực thi nghĩa vụ nhà văn theo đúng với tín niệm nhân sinh và văn chương của ông” (Nhà văn Bảo Ninh)

6. “Sự thành công của Mạch nước ngầm là do Nguyên Ngọc luôn luôn tỏ ra quan tâm đến việc tìm chọn cho mình những chủ đề mới mẻ, biết bám chặt vào hiện thực, hướng mạnh về phía cái mới của đời sống…” (Giáo sư Phong Lê)

7. “Con đường sáng tác mà Nguyên Ngọc đã đi qua với những thành công và chưa thành công như đã nói trên thật ra chưa dài lắm so với toàn bộ quá trình sáng tác của anh…Nhưng nó vẫn là một chặng đường nhiều ý nghĩa” (Giáo sư Phong Lê)

8. “Văn nguyên ngọc Ngọc là thứ văn trong, sánh như mật ong, lại đượm ướp một làn hương rất đặc biệt. Đọc cứ bàng hoàng váng vất mãi. Nguyên Ngọc hơn người ở tài văn. Không có thực tài, không thể viết được thế” (Trần Đăng Khoa)

9. “Nổi bật trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là hình tượng cây xà nu, đây là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên thời chống Mĩ”. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên?

II. Về tác phẩm “Rừng xà nu”.

1. “Nổi bật trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là hình tượng cây xà nu, đây là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên thời chống Mĩ”.

2. “Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời. Nhưng nó cũng ngắn, cũng chỉ là một đêm trong sự sống vất vả, đau khổ và hạnh phúc trường tồn ở đây. Bởi “nhà ra xa, đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” – (Nguyên Ngọc, ‘Về truyện ngắn Rừng xà nu’, Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, Nxb Giáo dục, 2000).

3.  “Rừng xà nu cho ta thấy rõ sức sống bất diệt của thiên nhiên và con người Tây Nguyên”.

Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.