Những nhận định văn học hay về bài thơ Ánh trăng và nhà thơ Nguyễn Duy

nhung-nhan-dinh-van-hoc-hay-ve-bai-tho-anh-trang-va-nha-tho-nguyen-duy

Những nhận định văn học hay về bài thơ Ánh trăng và nhà thơ Nguyễn Duy.

“Bài thơ giống như một câu chuyện giàu chất thơ, đầy hiện thực đời sống. Tuy thế, bài thơ không một chút đao to búa lớn, cũng làm gì có roi vọt mà sao khi đọc ta thấy như có ai đang quất vào người mình đau đớn. Ánh trăng giản đơn, nhẹ nhàng về câu chữ, tự nhiên thuần thục về kết cấu; bình dị, dễ hiểu về ý thơ mà vẫn đọng lại trong lòng người đọc bao suy ngẫm xót xa…điều nhà thơ muốn nói còn nằm ngoài ngôn ngữ trong thơ, sức gợi bao la, vô kể”. (Lương Kim Phương, Thơ, bốn phương cùng bình)

“Bài thơ viết về ánh trăng mà nói chuyện đời, chuyện tình nghĩa. Tác giả chọn một lối viết giản dị, dễ hiểu…Qua bài thơ, tác giả đối thoại với chính mình và thủ thỉ tâm sự với bạn đọc. Cái lối của bài thơ là sự chân thành, sự rung động trong một khoảnh khắc tâm tình rất thật”. (Bùi Vợi, Báo văn nghệ số 16, ngày 19/4/1986).

“Từ một câu chuyện riêng, bài thơ Ánh trăng cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu”.

“Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình tượng vầng trăng quen thuộc đã gợi cho nhà thơ những cảm xúc mới mẻ và những suy ngẫm sâu sắc”.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.