“Ở truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, bên cạnh Huấn Cao có quản ngục; trong đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng đài” (trích kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng), bên cạnh Vũ Như Tô có Đan Thiềm.

o-truyen-ngan-chu-nguoi-tu-tu-cua-nguyen-tuan-ben-canh-huan-cao-co-quan-nguc-trong-doan-vinh-biet-cuu-trung-dai-trich-kich-vu-nhu-to-cua-nguyen-huy-tuong

Ở truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, bên cạnh Huấn Cao có quản ngục; trong đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng đài” (trích kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng), bên cạnh Vũ Như Tô có Đan Thiềm.

Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa mối quan hệ giữa các cặp nhân vật đó.

  • Mở bài:

– Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng đều là những nhà văn tài năng và có những sáng tác thành công trước 1945.

– Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng là hai tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, đánh dấu thành tựu chín muồi của hai thể loại truyện ngắn và kịch. Ở hai tác phẩm, các cặp nhân vật Huấn Cao – Quản ngục và Vũ Như Tô – Đan Thiềm gây được ấn tượng sâu đậm. Có thể xem đó là những cặp tri kỉ hiếm có giữa cuộc đời.

  • Thân bài:

1. Mối quan hệ giữa Huấn Cao và Quản ngục:

– Trong Chữ người tử tù, giữa Huấn Cao và quản ngục tồn tại một mối quan hệ éo le: hai người thuộc hai phía đối lập nhau trong quan hệ xã hội, lại ở hai tình thế trái ngược. Một người là kẻ phản loạn chống lại triều đình, bị bắt, bị kết án tử hình, chờ ngày ra pháp trường để chịu chém. Một người là quan coi ngục, đại diện cho quyền lực nhà nước ở chốn nhà lao, cầm trong tay sinh mệnh của kẻ tử tù. Hai con người đó bỗng dưng gặp nhau nơi ngục thất, sạu những nghi kị ban đầu đã trở thành những kẻ tâm giao.

– Mối quan hệ giữa Huấn Cao và quản ngục chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa. Trước hết là sức hấp dẫn và khả năng cảm hoá của cái đẹp, hay cũng có thể nói là sự chiến thắng của cái đẹp. Nó làm bật nổi thiên lương trong sáng và khí phách của Huấn Cao – người nghệ sĩ dũng cảm đương đầu với bạo quyền; tình yêu cái đẹp và ý chí phục thiện của quản ngục – người từng trót đặt mình vào chốn nhem nhuốc, xô bồ. Tác phẩm kết thúc ở thái độ đặc biệt của quản ngục khi lãnh nhận lời khuyên của Huấn Cao, song người đọc có thể tin tưởng con người ấy không làm “nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi” như người tri kỉ đã kì vọng.

– Từ mối quan hệ giữa Huấn Cao và quản ngục, người đọc có thể hiểu thêm rằng, trong các tiêu chuẩn đánh giá con người, tiêu chuẩn biết yêu cái đẹp, yêu khí phách có một ý nghĩa đặc biệt. Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao đối với quản ngục có vẻ đột ngột, bất ngờ nhưng không hề khó hiểu. Một người đam mê chữ đẹp, quý trọng nghệ thuật và biết tiếc kẻ có tài như quản ngục không thể là người xấu.

– Sức hấp dẫn và khả năng cảm hóa của cái đẹp (cũng là sự chiến thắng cái đẹp). Thiên lương trong sáng và khí phách của Huấn Cao – người nghệ sĩ dũng cảm đương đầu với bạo quyền; tình yêu cái đẹp và ý chí phục thiện của Quản ngục – người từng trót đặt mình vào cỗ nhem nhuốc, xô bồ. Trong các tiêu chuẩn đánh giá con người, tiêu chuẩn biết yêu cái đẹp, yêu cái khí phách có một ý nghĩa đặc biệt (một người đam mê chữ và biết tiếc kẻ có tài như Quản ngục không thể là người xấu).

2. Mối quan hệ giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm:

Trong Vĩnh biệt Cứu Trùng Đài (trích kịch Vũ Như Tô), giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm cũng tồn tại một mối quan hệ khác thường: khác nhau về hoàn cảnh sống, về công việc nhưng họ đã gặp nhau ở mối quan tâm chung, liên quan đến việc xây dựng Cửu Trùng Đài, lại cùng gặp một kết cục bi đát. Mối quan hệ giữa hai nhân vật này đã gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm. Đó là tình thế bi kịch của một người nghệ sĩ không xử lí hài hoà mối quan hệ giữa khát vọng sáng tạo và việc quan tâm đến đời sống dân sinh. Đó là niềm đam mê tự nhiên nhưng khó hiểu của người nghệ sĩ trước con mắt người đời (Vũ Như Tô không biết gì đến xung quanh, tâm trí chỉ nghĩ về Cửu Trùng Đài – sự giục giã, lo lắng của Đan Thiềm cho thấy điều đó). Đó là nhu cầu được chia sẻ và đồng cảm ở người nghệ sĩ chỉ biết dấn thân vì cái đẹp (một người như Vũ Như Tô rất cần được thấu hiểu và đánh giá đúng đắn, rất cần có một tấm lòng như của Đan Thiềm).

– Không hẹn mà gặp, hai tác phẩm Chữ người tử tù và Vũ Như Tô đều thể hiện những trăn trở của tác giả về cái đẹp, về nghệ thuật, về tài năng và số phận của người nghệ sĩ, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ có thiên chức sáng tạo ra cái đẹp và người biết thưởng thức, quý trọng cái đẹp.

– Tình thế bi kịch của một người nghệ sĩ không xử lý hài hòa mối quan hệ giữa khát vọng sáng tạo và việc quan tâm đến đời sống dân sinh

– Niềm đam mê tự nhiên nhưng khó hiểu của người nghệ sĩ trước con mắt của người đời (Vũ Như Tô không biết gì đến xung quanh, tâm trí chỉ nghĩ về Cửu Trùng đài – sự giục giã, lo lắng của Đan Thiềm cho thấy điều đó).

– Nhu cầu được chia sẻ và đồng cảm ở người nghệ sĩ chỉ biết dấn thân vì cái đẹp (một người như Vũ Như Tô rất cần được thấu hiểu và đánh giá đúng đắn, rất cần có một tấm lòng như của Đan Thiềm).

4. Những nét tương đồng và khác biệt:

– Tương đồng: Không hẹn mà gặp, hai tác phẩm có chung những trăn trở về cái đẹp, về nghệ thuật, về tài năng và số phận của người nghệ sĩ, về mối quan hệ giữa những người nghệ sĩ có thiên chức sáng tạo ra cái đẹp (Vũ Như Tô và Huấn Cao) và người nghệ sĩ biết thường thức, quý trọng cái đẹp (Đan Thiềm và Quản ngục).

– Khác biệt:

+ Các nhân vật được nói tới ở hai tác phẩm đều có những nét riêng về vị thế xã hội, về giới tính, về tính cách.

+ Mỗi tác phẩm hướng đến một suy ngẫm độc đáo về cái đẹp và người nghệ sĩ: Chữ người tử tù là khúc khải hoàn chiến thắng của cái đẹp, là lời ngợi ca sức mạnh cảm hóa của cái đẹp khi nó đi liền với cái thiện. Còn Vĩnh biệt Cửu Trùng đài là một bi kịch, cái đẹp bị hủy diệt, khiến người nghệ sĩ buộc phải giải quyết mối quan hệ giữa nghệ thuật (cái đẹp siêu phàm lý tưởng) và cuộc đời (lợi ích thiết thực của nhân dân).

+ Mặt khác, hai tác phẩm khắc họa hai nhân vật thuộc các thể loại khác nhau: Chữ người tử tù là truyện ngắn lãng mạn, Vũ Như Tô là kịch lịch sử. Hơn nữa, cặp nhân vật Huấn Cao – Quản ngục được thể hiện trọn vẹn trong chỉnh thể tác phẩm, ngược lại, cặp nhân vật Vũ Như Tô – Đan Thiềm ở đây chỉ được biết đến qua đoạn trích cuối tác phẩm. Nếu đọc toàn bộ vở kịch, ta sẽ nhận thấy nhiều vấn đề phong phú hơn.

5. Đánh giá chung:

* Lý giải điểm giống và khác:

Nguyễn Tuân là nhà văn lãng mạn có sở trường trong thể loại truyện ngắn, còn Nguyễn Huy Tưởng là người có thiên hướng về đề tại lịch sử với thể loại kịch. Hơn thế, ý đồ sáng tạo của hai nhà văn khác nhau.

* Ý nghĩa của việc so sánh:

– Qua 2 cặp hình tượng nhân vật, các tác giả cho người đọc nhận thức đầy đủ và sâu sắc về cái đẹp, số phận người tài, khơi dậy trong chúng ta cái đẹp và tinh thần dân tộc.

-Tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo của từng tác giả.

– Các nhân vật được nói tới ở hai tác phẩm đều có những nét riêng về vị thế xã hội, về giới tính, về tính cách. Mặt khác, hai tác phẩm khắc hoạ hai cặp nhân vật thuộc các thể loại khác nhau: Chữ người tử tù là truyện ngắn lãng mạn, Vũ Như Tô là kịch lịch sử. Hon nửa, cặp nhân vật Huấn Cao – quản ngục được thể hiện trọn vẹn trong chỉnh thể tác phẩm, ngược lại, cặp nhân vật Vũ Như Tô – Đan Thiềm ở đây chỉ được biết đến qua đoạn trích thuộc phần cuối tác phẩm. Nếu đọc toàn bộ vở kịch, ta sẽ nhận thấy nhiều vấn đề phong phú hơn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.