Ôn tập kiến thức Bài 9 (Ngữ Văn 7, tập 2, sách Chân trời sáng tạo).

on-tap-bai-9-sgk-ngu-van-7-tap-2-sach-chan-troi-sang-tạo

ÔN TẬP KIẾN THỨC BÀI 9.

Câu 1. Truyện khoa học viễn tưởng có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng:

– Đề tài: đa dạng, phong phú thường gắn với các phát minh khoa học, công nghệ như: chế tạo dược liệu, khám phá đáy đại dương, du hành vũ trụ, gặp người ngoài hành tinh,…

– Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.

– Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng.

– Sự kiện: thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại với những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định (quá khứ, tương lai, ngoài vũ trụ,..)

– Nhân vật: trong truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng, sáng tạo kỳ lạ.

– Không gian, thời gian: mang tính giả định, chẳng hạn thời gian trộn lẫn từ quá khứ, hiện tại và tương lai, không gian vũ trụ, long đất, đáy biển,..

Câu 2. Tóm tắt những nét đặc sắc của truyện khoa học viễn tưởng trong các văn bản đã học dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Trả lời:

Dòng “Sông Đen” Xưởng Sô- cô- la Một ngày của Ích- chi- an
Đề tài – Khám phá đại dương. – Chế tạo xưởng kẹo. – Phát minh dược phẩm. Hành trình biến thành người cá của Ích-chi-an.
Nhân vật – Nhà nghiên cứu sinh vật học (Giáo sư A-rô- nắc), cộng sự Công-xây và thợ săn cá voi Nét Len. – Chủ xưởng kẹo (Ông Quơn-cơ), nhân vật trải nghiệm (Sác-li). – Bác sĩ, người cá.
Sự kiện – Gặp nạn và được lên con tàu kì lạ.

– Trải nghiệm cuộc sống kì thú xuống lòng dại dương.

– Tham gia trải nghiệm xưởng kẹo thú vị. – Sự kiện khi Ích-chi-an ở dưới đáy biển và khi anh trở về nhà.
Không gian – Dưới đáy biển, lòng đại dương mênh mông. – Xưởng kẹo, nhà máy sô-cô-la (không gian giả định) – Bờ biển, đáy đại dương.
Thời gian – Buổi đêm. – Một ngày. – Sáng sớm.

Câu 3. Mở rộng thành phần được gạch chân trong các câu sau bằng cụm từ:

Trả lời:

a. Mưa bóng mây rơi tí tách một chút rồi lại thôi.

b. Dưới gốc cây bàng già, xù xì to khổng lồ, những đứa trẻ đang nô đùa.

Câu 4. Khi viết đoạn văn tóm tắt văn bản, em cần lưu ý điều gì?

Trả lời:

Khi viết đoạn văn tóm tắt văn bản, em cần lưu ý:

– Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

– Tóm tắt các ý chính nêu trong văn bản, không biết lan man, tùy tiện.

– Đảm bảo được yêu cầu về độ dài đoạn văn.

– Đảm bảo được nội dung chính của văn bản.

– Cấu trúc đoạn gồm hai phần:

+ Giới thiệu nhan đề và tác giả của văn bản cần tóm tắt.

+ Trình bày ngắn gọn các ý lớn, ý bổ trợ nêu trong văn bản

Câu 5. Nêu hai bài học kinh nghiệm mà em rút ra sau khi thảo luận trong nhóm về một nhân vật gây tranh cãi (ví dụ: cách trình bày ý kiến, cách thuyết phục, tranh luận với bạn,…).

Trả lời:

Hai bài học kinh nghiệm mà em rút ra sau khi thảo luận trong nhóm về một nhân vật gây tranh cãi:

+ Phải tôn trọng ý kiến của những người trong nhóm.

+ Có thái độ cầu thị, tiếp thu và phản hồi mang tính xây dựng.

Câu 6. Trí tưởng tượng có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

Trả lời:

– Trí tưởng tượng giúp cuộc sống phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc hơn. Chính trí tưởng tượng là tiền đề cho phát minh hiện đại của con người, những mơ ước hiện thực hóa điều kì lạ.

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.