Tài liệu ôn tập văn bản: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

on-tap-luyen-thi-van-ban-binh-ngo-dai-cao

Bình Ngô đại cáo
– Nguyễn Trãi –

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả: Nguyễn Trãi.

– Nguyễn Trãi (1380 -1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại – Chí Linh – Hải Dương. Sau dời về Nhị Khê – Thường Tín – Hà Tây (Hà Nội)

– Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà hai bên nội ngoại đều có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học.

– Nguyễn Trãi không chỉ là một anh hùng dân tộc, mà ông còn là một nhà văn học xuất sắc ở rất nhiều lĩnh vực, trong sáng tác chữ Nôm lẫn chữ Hán, trong văn chính luận và cả thơ ca trữ tình. Ông là người khai sáng cho thơ ca Tiếng Việt và đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị cho thế hệ sau này.

2. Tác phẩm: “Bình Ngô đại cáo.

– Hoàn cảnh sáng tác: “Bình Ngô đại cáo” là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà.

– Nội dung:

– Bố cục: 4 phần:

+ Phần 1 (từ đầu… Chứng cớ còn ghi): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt
+ Phần 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được” ): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh
+ Phần 3 ( từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay” ): Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn.
+ Phần (còn lại): Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử.

– Giá trị nội dung: Bình Ngô đại cáo là tác phẩm văn học chức năng hành chính quan trọng không chỉ đối với lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển văn học sử Việt Nam. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của dân tộc ta ở thế kỉ XV. Tác phẩm nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc; Tố cáo tội ác của kẻ thù; Tái hiện quá trình kháng chiến hào hùng; Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử.  Trong tác phẩm này, tác giả đã kết hợp một cách uyển chuyển giữa tính chân xác lịch sử với chất sử thi anh hùng ca qua lối văn biền ngẫu mẫu mực của một ngọn bút tài hoa uyên thâm Hán học

II. Phân tích tác phẩm:

1. Luận đề chính nghĩa:

Nguyễn Trãi đã nêu lên nguyên lí chính nghĩa  là chỗ dựa và căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài Cáo. Trong nguyên lí chính nghĩa của Nguyễn Trãi đã nêu lên 2 nội chính:

– Tư tưởng nhân nghĩa
– Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt

Đoạn đầu có ý nghĩa nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập bởi vì tác giả đã đưa ra những luận đề xác đáng với nội dung khẳng định độc lập, chủ quyền đất nước.

– Tính chất hiển nhiên vốn có, lâu đời của nước Đại Việt: từ trước, vốn có, đã chia, cũng khác.

– Các yếu tố xác định độc lập của dân tộc:

+ Cương vực lãnh thổ
+ Phong tục tập quán
+ Nền văn hiến lâu đời
+ Lịch sử, triều đại riêng

– Yếu tố văn hiến là yếu tố bản chất nhất, là hạt nhân để xác định chủ quyền dân tộc

– So sánh Đại Việt và Trung Quốc ngang hàng: “mỗi bên xưng đế một phương”

2. Tội ác của giặc Minh:

– Chủ trương, chính sách cai trị vô nhân đạo, hà khắc:

+ Tàn sát người vô tội: Nướng dân đen… tai vạ
+ Bóc lột dã man: Nặng thuế… núi
+ Hủy diệt môi trường: Người bị ép… cây cỏ

⇒ Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nhân bản

* Hình ảnh nhân dân:

+ Đáng thương, tội nghiệp, khốn khổ, điêu linh, bị dồn vào con đường cùng.
+ Cái chết chờ đợi trên rừng, dưới biển: Nặng nề… canh cửi

* Hình ảnh kẻ thù: Tàn bạo, vô nhân tính như ác quỷ: Thằng há miệng… chưa chán

– Nghệ thuật cáo trạng:

+ Dùng hình tượng để diễn tả tội ác kẻ thù: Nướng dân đen… tai vạ
+ Đối lập: hình ảnh người dân vô tội: bị bóc lột, tàn sát dã man >< kẻ thù tàn bạo, vô nhân tính.
+ Phóng đại: Độc ác thay, Trúc… sạch mùi

Trúc Nam Sơn – tội ác kẻ thù
Nước Đông Hải – sự nhơ bẩn của kẻ thù.

+ Câu hỏi tu từ: Lẽ nào… chịu được? à tội ác của kẻ thù trời không dung, đất không tha.
+ Giọng điệu: uất hận sôi trào, cảm thương tha thiết, nghẹn ngào đến tấm tức.

⇒ Tác giả đã vạch trần được bộ mặt giả dối của giặc Minh.

3. Quá trình kháng chiến và chiến thắng:

* Hình ảnh Lê Lợi.

– Được miêu tả bằng bút pháp: tự sự – trữ tình.

– Xuất thân: chốn hoang dã nương mình nông dân, từ chốn rừng núi ” bình thường ” người anh hùng áo vải.

– Cách xưng hô: ta “khiêm nhường.

– Có một tâm hồn dữ dội: ngẫm, căm, đau lòng nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận, đắn đo, băn khoăn, trằn trọc, mộng mị, đăm chiêu, cầu hiền, chăm chăm.

– Lòng căm thù giặc sâu sắc: Ngẫm thù lớn… không cùng sống, Quên ăn vì giận….

– Ý chí, hoài bão cao cả: Đau lòng… đồ hồi, Tấm lòng cứu nước… phía tả.

⇒ Qua đó ta thấy Lê Lợi là người có ý thức trách nhiệm cao với đất nước, có hoài bão cao cả và lòng căm thù giặc sâu sắc.

* Quá trình phản công và chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn:

– Khí thế quân ta: hào hùng như sóng trào bão cuốn (sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, sạch không kinh ngạc, tan tác chim muông, quét sạch lá khô, đá núi phải mòn, nước sông phải cạn).

→ Các hình ảnh so sánh, phóng đại à tính chất hào hùng.

Những chiến thắng của ta: dồn dập, liên tiếp (các câu văn điệp cấu trúc, mang tính chất liệt kê: Ngày 18…/ Ngày 20… / Ngày 25…/ Ngày 28…)

* Hình ảnh kẻ thù:

– Tham sống, sợ chết, hèn nhát, thảm hại:

+ Trần Trí, Sơn Thọ – mất vía
+ Lí An, Phương Chính – nín thở cầu thoát thân
+ Đô đốc Thôi Tụ – lê gối dâng tờ tạ tội
+ Thượng thư Hoàng Phúc – trói tay để tự xin hàng
+ Quân Vân Nam – khiếp vía mà vỡ mật
+ Quân Mộc Thạnh – xéo lên nhau chạy để thoát thân
+ Mã Kì, Phương Chính – tim đập chân run…

– Thất bại của kẻ thù: thê thảm, nhục nhã.

+ Trí cùng lực kiệt
+ Máu chảy thành sông
+ Thây chất đầy đường
+ Máu chảy trôi chày
+ Thây chất thành núi

⇒Hình tượng kẻ thù thảm bại, nhục nhã càng tôn thêm khí thế hào hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – tính chính nghĩa, nhân đạo sáng ngời của cuộc khởi nghĩa

4. Lời tuyên ngôn độc lập và hòa bình

– Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới. Càn khôn bĩ rồi lại thái, Nhật nguyệt hối rồi lại minh.

– Muôn thuở nền thái bình vững chắc , Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu. Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vậy. Than ôi! Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm; Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn.

– Bài học lịch sử:

+ Sự thay đổi thực chất là sự phục hưng dân tộc, là nguyên nhân, là điều kiện để thiết lập sự vững bền Xã tắc… sạch làu
+ Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sắc mạnh thời đại làm nên chiến thắng Âu… vậy

– Đề cao truyền thống và công lao của tổ tiên ” Khẳng định niềm tin và quyết tâm xây dựng đất nước.

– Giọng văn: trang nghiêm, trịnh trọng ” Khẳng định, tuyên bố về nền độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước đã được lập lại.

⇒ Lời tuyên bố độc lập và hòa bình trang trọng, hùng hồn trong không gian, thời gian mang chiều kích vũ trụ vĩnh hằng

5. Nghệ thuật:

Bút pháp anh hùng ca đậm tính chất sử thi với các thủ pháp so sánh, tương phản, liệt kê; giọng văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh sinh động, hoành tráng

6. Ý nghĩa văn bản:

Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt; bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hòa bình.


Bài tham khảo:

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là Bản thiên cổ hùng văn”. Bằng những hiểu biết của mình anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

  • Mở bài:

– Nguyễn Trãi nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ trữ tình sâu sắc.
– Văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo.
– Dẫn vào vấn đề nghị luận (nhận định)

  • Thân bài:

* Khái niệm thiên cổ hùng văn: Những bài văn cổ mang âm điệu hùng tráng, hào hùng viết về những vấn đề lớn trong lịch sử dân tộc, được lưu truyền hàng ngàn năm nay.

* Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn bởi:

– Nội dung bài cáo là bản tổng kết, bố cáo thiên hạ về chiến thắng của vua tôi nhà Lê.
– Lời tuyên bố độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam.
– Khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của nhân dân ta trước kẻ thù xâm lăng
– Nghệ thuật bài cáo:
+ Ngòi bút chính luận trữ tình kết hợp với lời văn biền ngẫu.
+ Sự thay đổi giọng điệu một cách linh hoạt.
+ Các biện pháp tu từ nghệ thuật và hệ thống từ ngữ được chọn lọc tinh tế.

⇒ Tạo vẻ trầm hùng trong cách thể hiện của bài cáo.

– Nguyễn Trãi khẳng định nhân nghĩa chính là lí tưởng xuyên suốt cuộc khởi nghĩa: Việc nhân nghĩa… hào kiệt đời nào cũng có.
– Lời tố cáo đầy đanh thép trước tội ác của giặc Minh: Nướng dân đen… không rửa sạch mùi
– Tường thuật lại một cách ngắn gọn diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu dấy binh khởi nghĩa đến khi cuộc chiến nổ ra: Núi Lam Sơn dấy nghĩa… đang mạnh; những thiếu thốn, gian khổ ban đầu Lại ngặt vì… muốn tiến về biển Đông; sự đối lập giữa tình trạng của ta và của địch: Trong khi ta Đem đại nghĩa… nhơ để ngàn năm, chiến thắng ở nhiều trận đánh quan trọng Đinh Mùi tháng chín… cùng kế tự vẫn thì quân giặc lại nhục nhã, ê chề Gươm mài đá,… phong vân phải đổi.
– Niềm vui sướng khôn xiết trước nền độc lập tự do của dân tộc, lời khẳng định nền độc lập của dân tộc Đại Việt: Xã tắc từ đây… đổi mới.

– Nghệ thuận: Bút pháp anh hùng ca đậm tính chất sử thi với các thủ pháp so sánh, tương phản, liệt kê; giọng văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh sinh động, hoành tráng.

  • Kết bài:

Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là thiên cổ hùng văn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.