Ôn tập truyện kí Việt Nam – SGK Ngữ văn 8, tập 1

Ôn tập truyện kí Việt Nam

1. Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học theo mẫu sau:

– Cột (1): Tên văn bản, tác giả
– Cột (2): Thể loại
– Cột (3): Phương thức biểu đạt.
– Cột (4): Nội dung chủ yếu.
– Cột (5): Đặc sắc nghệ thuật.

Chú ý:

– Mục (1): nếu là văn bản trích tác phẩm thì ghi cả tên tác phẩm, năm tác phẩm ra đời và đặt trong ngoặc đơn; ví dụ: Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn, 1939). Sau tên tác giả, ghi năm sinh – năm mất (nếu đã mất) của tác giả đó (đặt trong ngoặc đơn); ví dụ: Nguyên Hồng (1918 – 1982).
– Mục (2): ghi thể loại của văn bản (truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi kí,…)
– Mục (3): ghi phương thức biểu đạt của văn bản (tự sự, trữ tình hoặc tự sự xen trữ tình,…)
– Các mục (4) và (5): dựa vào phần Ghi nhớ ở mỗi bài để ghi.

2. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3, và 4.
(Gợi ý: So sánh về mặt thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung chủ yếu, đặc sắc nghệ thuật,… Chẳng hạn, những điểm giống nhau: đều là tự sự (hiện đại), đều viết về con người và đời sống đương thời, đều có tinh thần nhân đạo, đều có lối sống viết chân thực, sinh động,…)

3. Trong mỗi văn bản của các bài 2, 3 và 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?


* Soạn bài:

Câu 1:

Tên văn bản, tác giảThể loạiPhương thức biểu đạtNội dung chủ yếuĐặc điểm nghệ thuật
Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)Hồi kí (trích)Tự sự (có xen trữ tình)Nỗi đau của đứa bé mồ côi và tình yêu thương của mẹ bé.Văn hồi kí chân thực, trữ tình, tha thiết.
Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố)Tiểu thuyết (trích)Tự sựPhê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn.Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sống động.
Lão Hạc (Nam Cao)Truyện ngắn (trích)Tự sự (có xen yếu tố trữ tình)Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ.Nhân vật được miêu tả sâu về tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, vừa linh hoạt vừa đậm tính chất trữ tình.

Câu 2:

a. Giống nhau:

– Đều là văn tự sự (có xen lẫn trữ tình), là các truyện kí thể hiện đại sáng tác vào thời kì 1930 – 1945.

– Đề tài là những con người và cuộc sống đương thời, đi sâu miêu tả nỗi đau của con người với số phận nghèo khổ cùng cực.

– Các văn bản, tác phẩm đều chan chứa tinh thần nhân đạo, nêu cao tinh thần nhân đạo.

– Tố cáo tội ác xấu xa của giai cấp thống trị đương thời.

– Sự giống nhau còn ở cách thể hiện chân thực, sinh động, đó là đặc điểm chung của dòng văn xuôi hiện thực trước Cách mạng tháng 8.

b. Khác nhau:

– Ở mỗi văn bản đều có cái riêng. Cũng là nỗi đau của con người nhưng ở mỗi văn bản thể hiện một phương diện, một khía cạnh cụ thể:

+ Có người vừa nghèo khổ lại vừa bị hủ tục xô đẩy.
+ Có người vì quá nghèo khổ phải đứng lên phản kháng lại, có người lại chôn chặt nỗi đau ấy trong một cái chết thảm thương.

– Về phương diện biểu đạt thì mỗi văn bản thể hiện sắc thái miêu tả, biểu cảm đậm nhạt khác nhau.

Câu 3:

– Nhân vật Hồng có tình cảm thương mẹ rất sâu sắc. Chú ý đoạn văn tả cảnh Hồng ngồi trên xe với mẹ.

– Nhân vật chị Dậu vừa giàu lòng thương chồng con vừa đanh đá. Chú ý đoạn văn chị Dậu chống lại tên cai Lệ.

– Nhân vật lão Hạc vừa hiền hậu, vừa có tâm hồn trong sáng. Chú ý đoạn kể chuyện bán chó với ông giáo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang