Phân loại thơ trữ tình

Phân loại thơ trữ tình

Phân loại thơ trữ tình

Chúng ta có chia thơ trữ tình bằng nhiều cách khác nhau. Chia theo cách nào tùy thuộc vào truyền thống văn học cụ thể. Phạm vi của tác phẩm trữ tình rất rộng. Có thể kể đến các khúc ngâm, thơ văn xuôi, ca trù, từ khúc. Những đặc điểm chung của tác phẩm trữ tình được biểu hiện tập trung và tiêu biểu nhất là trong tác phẩm thơ trữ tình.

Tuy theo truyền thống thơ ca của từng nước, người ta có nhiều cách phân loại thơ trữ tình khác nhau. Ở phương Tây, có những cách phân loại:

1. Phân loại dựa vào cảm hứng.

Dựa vào cảm hứng người ta có thể chia thơ trữ tình thành bi ca, tụng ca, thơ trào phúng.

– Bi ca: là thể thơ trữ tình có quy mô trung bình, nội dung giàu chất trầm tư hoặc chất cảm xúc, thường là buồn thảm, được diễn đạt phần lớn là buồn thảm bằng ngôi thứ nhất và kết cấu không theo một khuôn mẫu rõ ràng. Nó là bài buồn bã, những nỗi buồn đó được nâng lên thành quan niệm, thành triết lí cuộc sống tâm thế bản chất là buồn, đau khổ, chia li, tan vỡ, là định mệnh không tách khỏi của kiếp người:

“Hoa nở để mà tàn
Trăng tròn để mà khuyết
Bèo hợp để chia tan
Người gần để li biệt”.

(Hoa nở để mà tàn – Xuân Diệu)

– Tụng ca: là những bài thơ ca ngợi những sự kiện anh hùng, những chiến công của con người, những cảnh tượng hùng vĩ của non sông đất nước:

“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…”

(Lượm – Tố Hữu)

“Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm dông
Thịt da em hay là sắt là đồng?”

(Người con gái Việt Nam – Tố Hữu)

– Thơ trào phúng: là một dạng trữ tình đặc biệt, trong đó tác giả phủ nhận những điều xấu xa bằng một giọng văn châm biếm, mỉa mai, trào lộng. Thơ trào phúng là dạng trữ tình ,và tác giả thể hiện tình cảm phủ nhận những điều sâu xa bằng một giọng văn châm biếm, mỉa mai, trào lộng. Sức mạnh của trào phúng phải là lòng căm giận sâu sắc những thói hư tật xấu, những con người phản diện trong xã hội, xuất phát từ một lí tưởng thẩm mĩ đúng đắn, tiến bộ:

“Đầy đọa kiếp làm thân “người ngựa”
Kéo … xe mà trả nợ hư danh
Chẳng qua vì một tiếng đàn anh
Nên đến nỗi điêu linh khốn khổ”

(Bác phó xe – Tú Mỡ)

2. Phân loại dựa vào đối tượng miêu tả.

Ngày nay, người ta dựa vào đối tượng đã tạo nên xúc cảm của nhà thơ để phân loại thơ. Có thể phân thơ trữ tình thành các loại như trữ tình tâm tình, trữ tình thế sự, trữ tình công dân, trữ tình phong cảnh.

– Trữ tình tâm tình: là những bài thơ gắn liền với những tình cảm trong mối quan hệ hằng ngày: tình nam nữ, tình vợ chồng, tình cha mẹ, anh em, … Những bài ca dao dân ca các nước thường gắn với những tình cảm này. Giá trị của loại trữ tình tâm tình là giúp cho người đọc ý thức sâu sắc hơn những tình cảm hàng ngày thông thường:

“Sáng mai mẹ đánh thức con dậy sớm
Người mẹ hiền nhẫn nại của con ơi!
Con sẽ qua lối đồi chào đón bạn
Người bạn xa quý mến ghé lại chơi”.

(Bài ca về con chó mẹ – Êxênin)

“Đâu phải ai cũng biết Êxênin
Thậm chí rất nhiều không hề biết đọc
Thương nhớ thì trái tim thảng thốt:
Mẹ già ơi, biết mẹ còn không?”

(Thơ đêm mùa đông – Êxênin)

– Trữ tình thế sự: là những bài thơ nghiêng về những xúc động về cuộc đời với tính chất “nhân tình thế thái”:

“Khi anh đã chạng vạng
Thì có người bình minh
Đừng lấy hoàng hôn anh ngăn cản
Ban mai họ sinh thành”.

(Thôi đừng ngăn cản – Chế Lan Viên)

Trong những thời kì lịch sử có nhiều biến động, nhiều giá trị chưa được xác định rõ ràng, thơ trữ tình thế sự gợi ý cho người đọc những suy tư, băn khoăn, trăn trở về hiện thực xã hội. Nhiều bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, … là những tiếng nói tình thế sự có giá trị.

– Trữ tình công dân: là những bài thơ nói lên những cảm xúc, tình cảm, suy tư của nhà thơ trong mối quan hệ với xã hội, với chế độ chính trị, … Ở đây, nhà thơ lấy tư cách công dân để cổ vũ, ca ngợi sự nghiệp của nhân dân và lên án kẻ thù chung. Nhiều bài thơ trong văn học Việt Nam giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ thuộc loại này:

“Nhưng núi còn kia, anh vẫn nhớ.
Oán thù còn đó, anh còn đây
Đã chết vì dân giữa đất này!
Ai viết tên em thành liệt sĩ
Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau anh gọi: đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.
Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm”.

(Núi Đôi – Vũ Cao)

– Trữ tình phong cảnh: là những bài thơ nói lên những cảm xúc của con người với thiên nhiên như cây cỏ, núi non, sông biển, cảnh đẹp của quê hương, đất nước:

“Gió sớm thu về
Rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió thu về
Cỏ vàng chân mộ chí.
Chiều hành quân
Qua những đồi sim …
Những đồi hoa sim …
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
Tím cả chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa.
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chết sớm mẹ già chưa khâu”.

(Mùa tím hoa sim – Hữu Loan)

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”.

(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)

Những sự phân loại thơ trữ tình trên đây chỉ có tính chất tương đối. Thế giới nội tâm của con người vô cùng phong phú, phức tạp và có trăm nghìn mối quan hệ khó có thể phân biệt một cách rạch ròi. Trong trữ tình tâm tình cũng có trữ tình phong cảnh, trữ tình thế sự, trữ tình công dân và ngược lại. Ở đây, sự phân loại chỉ nhằm giúp người đọc nhân ra cảm hứng chủ đạo, khuynh hướng nghệ thuật của nhà thơ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.