Nội dung:
Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
- Mở bài:
– Thế Lữ (1907-1989) tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh. Ông được đánh giá là nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới (1930-1945).
– Bài thơ Nhớ rừng mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả tâm trạng bất bình, phẫn uất trước cảnh đời tù túng, tầm thường của xã hội thực dân phong kiến và kín đáo bày tỏ lòng yêu nước cùng khát vọng tự do của nhân dân ta.
- Thân bài:
1. Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú (khổ thơ 1).
– Tâm trạng của con hổ trong hoàn cảnh bị giam cầm – khối căm hờn và niềm uất hận được nhà thơ miêu tả bằng ngòi bút sắc sảo, tài hoa:
+ Hổ cảm nhận nỗi khổ bị nhốt lâu ngày trong cũi sắt, một không gian chật hẹp, tù hãm.
+ Uất hận, căm phẫn: gặm một khố căm hờn…
+ Nhận thức sâu sắc tình cảnh bi thảm của mình, chán chường, mệt mỏi, bất lực trước hoàn cảnh: nằm dài trong ngày tháng dần qua…
+ Khinh lũ người ngơ ngẩn, giương oai thị nộ: giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm…
+ Thấm thía nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho lũ người bé nhỏ, ngạo mạn: sa cơ bị nhục nhằn tù hãm…
+ Bất bình vì bị hạ xuống ngang hàng cùng những con vật tầm thường: phải làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi…
– Muốn phá tung xiềng xích để về với cuộc sống tự do nhưng không được nên càng căn giận và tuyệt vọng.
→ Sự tương phản gay gắt giữa bản chất, tính cách của nhân vật trữ tình ( con hổ – chúa sơn lâm đầy oai phong) với hoàn cảnh bị giam cầm bó buộc ( trong cũi sắt) làm nổi bật tâm trạng cay đắng, phẫn nộ tột độ.
2. Khung cảnh núi rừng hùng vĩ trong nỗi nhớ của con hổ (khổ thơ 2+3).
– Con hổ tự an ủi bằng quá khứ huy hoàng để quên đi hiện tại phũ phàng.
– Nó da diết nhớ quá khứ oai phong lẫm liệt của vị chúa tể, thủa còn tự do, tung hoành, vùng vẫy giữa núi cao rừng thẳm.
– Nhớ cảnh rừng thiêng với khung cảnh thiên nhiên hoang dã, hùng vĩ, bí ẩn, đầy vẻ nghiêm thâm.
– Nhớ những tháng ngày tự do, bước chân ngạo nghễ. Vẻ oai phong của con hổ khiến tất cả đều phải im hơi. Hình ảnh diễn tả vẻ uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại vừa uyển chuyển của vị chúa sơn lâm.
– Nhớ những đêm vàng bên bờ suối dưới ánh trăng diễm lệ.
– Nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, cảnh mưa rung chuyển đại ngàn, hổ lãng mạn ngắm giang sơn đổi mới.
– Nhớ những bình minh cảnh sắc chan hòa ánh sáng, rộn rã tiếng chim ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm.
– Nhớ những chiều săn mồi rùng rợn. Con hổ chờ đợi màn đêm buông xuống nó sẽ là chúa tể muôn loài, tiếp tục gieo rắc nỗi sợ hãi đến muôn loài.
→ Qua nỗi nhớ của con hổ, những cảnh thiên nhiên hoang vắng đẹp rợn ngợp và con hổ với tư thế và tầm vóc uy nghi, hoành tráng
3. Cảnh vườn bách thú qua cái nhìn khinh bỉ của chúa sơn lâm (khổ thơ 4).
– Khung cảnh đơn điệu, buồn tẻ với lối phẳng, cây trồng, núi đồi giả tạo, cây cối hiền lành không chút bí ẩn khác xa với thế giới tự nhiên, giang sơn của loài hổ.
– Khinh thường cảnh sống của con người.
4. Hổ khát khao tự do, thả hồn về chốn đại ngàn xa thẳm (khổ thơ 5).
– Hổ luôn mơ về chốn đại ngàn hoang dã, tương phản hoàn toàn với cảnh sống tù túng, chật hẹp hiện tại.
– Bộc lộ nỗi tiếc nhớ cuộc sống tự do.
– Những hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc, từ ngữ giàu khả năng gợi tả, gợi cảm được tác giả sử dụng để thể hiện chân dung đầy uy vũ cùng cuộc sống tự do tuyệt đối của chúa sơn lâm.
– Quá khứ tươi đẹp hào hùng không thể làm vơi bớt nỗi buồn mà càng làm tăng thêm sự bất bình, cay đắng trước thực tại.
– Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa.
– Bất lực vì không thể phá tan xiềng xích, trở về với cuộc sống tự do nên hổ chỉ còn biết thốt nên lời ngậm ngùi ai oán.
→ Tâm trạng con hổ bị giam cầm cũng chính là tâm trạng chung của cả một thế hệ thanh niên trí thức trước hiện thực ngột ngạt, đen tối của xã hội thực dân phong kiến đương thời khi đất nước, dân tộc đang trong vòng nô lệ.
4. Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
– Thể thơ tám chữ phù hợp với việc thể hiện những diễn biến phức tạp của tâm trạng nhân vật trữ tình. Nhịp thơ thay đổi linh hoạt, lúc nhanh, lúc chậm. Âm hưởng thơ lúc da diết, sâu lắng, lúc sôi nổi hào hùng… tùy thuộc vào diễn biến tâm trạng nhân vật.
– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đạt tới trình độ điêu luyện.
– Hình tượng nhân vật mang ý nghĩa tượng trưng, thể hiện thành công chủ đề tư tưởng của bài thơ và ý đồ của tác giả.
- Kết bài:
– Nhớ rừng là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Thế Lữ, được đánh giá là một trong những tác phẩm xuất sắc của thơ mới và thơ ca Việt Nam hiện đại. Tên tuổi của Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc.
Xem thêm: