Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

  • Mở bài: 

Xuân Quỳnh là một trong những cây út tre tiêu biểu nhất của nền văn học kháng chiến chống Mĩ ứu nước. Sóng là một bài thơ biểu hiện rõ nét nhất tâm hồn thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ được  sáng tác năm 1967, khi Xuân Quỳnh đang hăm hở đi vào tuyến lửa khu IV, mảnh đất đầy bom đạn và “gió Lào cát trắng, để hái những chùm thơ” dọc chiến hào. “Sóng” là sự gặp gỡ kì diệu, sự cộng hưởng nhịp nhàng của tâm hồn Xuân Quỳnh và bóng biển. Xuân Quỳnh đã nhận thấy tâm hồn mình qua sóng để rồi nhờ sóng bọc bạch nói hộ tình yêu của mình.

  • Thân bài:

Trong thi ca, “sóng” là biểu tượng của người con gái, đam mê và khao khát tình yêu; biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của tình yêu muôn đời vĩnh cửu. Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Quỳnh lại chọn hình tượng sóng để bộc lộ lòng mình, đó là do có sự trùng hợp đến lạ lùng giữa những trạng thái tâm hồn với những đặc tính của sóng;sự tương đồng giữa những nhịp điệu của tự nhiên, của đời sống và nhịp điệu của tình cảm, của tác giả. Đến với “Sóng”, Xuân Quỳnh như gặp gỡ tâm hồn mình, gặp gỡ tình yêu xôi nổi đắm say của mình:

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”

Ngay từ những câu thơ đầu tiên, Xuân Quỳnh đã đưa người đọc vào thế giới của sóng, thế giới của âm thanh, nhịp điệu, của biển cả và đó là nhịp điệu tâm hồn Xuân Quỳnh trong biển lớn tình yêu. Sóng chứa đựng những trạng thái đối lập mà thống nhất, lúc thì ồn ào, dữ dội, lúc thì lặng lẽ dịu êm, tình yêu cũng mang nhiều gương mặt, nhiều dáng vẻ đa dạng. Một tâm hồn nhạy cảm giàu nữ tính như Xuân Quỳnh thì thế giới tình yêu càng lắm sắc thái và cung bậc hơn.

Trước đấy, trong bài: “Thuyền và Biển”, Xuân Quỳnh cũng từng bộc lộ:

“Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên”.

Cũng như con sóng trên biển cả, tâm hồn người con gái đang yêu có bao giờ yên tĩnh, bao xáo động trong tâm tư làm hiện lên nhiều dáng vẻ, sắc thái tưởng chừng như đối lập;nhưng nhiều khi vẻ ngoài bình lặng lại chứa bao khát vọng mạnh mẽ bên trong, vẻ ngoài dữ dội nhưng bên trong lại là tấm lòng nhân hậu, đằm thắm, bao dung.

Con sóng nhỏ bé nhưng lúc nào cũng khao khát những bến bờ xa lạ, rộng lớn. Nó muốn đi xa, lam tỏa mãi, tìm đến tận cùng của thế giới:

“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”

Sóng chứa đựng bao điều bí ẩn và những khát vọng lớn lao, vì thế sóng vượt qua giới hạn chật chội của dòng sông để tìm ra biển cả rộng lớn, ra tận đại dương mênh mông rộng lớn, thì sóng mới thể hiện đầy đủ sự dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ của mình vì điều đó cũng giống như người con gái với tình yêu đồng thời cũng là hành trình tự khám phá chính bản thân mình mới hiểu được tình cảm, khát vọng và giá trị của mình:

“Ôi con sóng ngày xưa
Và sau này vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”.

Ở khổ thơ hai,giọng thơ như trầm xuống, lắng lại, chứa đựng những suy tư của tác giả về tuổi trẻ và tình yêu. Nếu ở khổ thơ một mở ra trước con sóng là cả một không gian rộng lớn của biển cả, thì ở khổ thơ thứ hai, Xuân Quỳnh lại nói tới thời gian lâu dài. Cái khoảng khắc “ngày xưa-ngày nay” là một khoảng thời gian dài và nhiều biến đổi nhưng cũng có cái dường như bất biến với thời gian:đó chính là con sóng và tình yêu.

Điều mà Xuân Quỳnh muốn nhấn mạnh ở hai câu thơ sau đó chính là tình yêu và tuổi trẻ luôn gắn liền với nhau không thể tách rời. Những con sóng trên biển cả có từ ngàn xưa và sẽ tồn tại lâu dài cùng biển cả; có biển là có sóng cũng như sóng và biển, khát vọng tình yêu là chuyện muôn đời của con người mà trước hết là tuổi trẻ:

“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”.

Có thể nói sóng là vĩnh hằng với thời gian cũng như khát vọng tình yêu của con người mãi mãi tồn tại. Trong đoạn thơ này,tác giả Xuân Quỳnh đã có một hình ảnh so sánh cái khoảng cách “ngày xưa – ngày sau” thật dài với biết bao sự biến đổi;những con sóng cũng như khát vọng, tình yêu của con người thì dường như bất biến trước thời gian.

“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh,em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”.

Trước đại dương bao la sóng vỗ, người con gái đã suy nghĩ về con sóng, về tình yêu  của mình và câu hỏi về cội nguồn của sóng. “Em nghĩ về biển lớn – từ nơi nào sóng lên” thực chất cũng là câu hỏi về cội nguồn của tình yêu, là nơi tình yêu bắt đầu. Tình yêu bắt đầu từ nơi đâu, từ lúc nào đó là câu hỏi muôn đời của những người khi đến với tình yêu nhưng có ai có thể cắt nghĩa được rõ ràng và đầy đủ:

“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?”

Câu hỏi về khởi nguồn con sóng, khởi nguồn của tình yêu không phải là sự băn khoăn nghi ngờ mà đúng hơn là cách để người con gái khẳng định tình yêu của mình.

Sóng và sức mạnh của sóng là nổi bí ẩn muôn đời, đâu có thể dễ dàng cắt nghĩa, làm sao có thể giải đáp được câu hỏi về cội nguồn của tình yêu. Điều mà trước đây nhà thơ Xuân Diệu đã từng băn khoăn “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” thì nay, một lần nữa lại được Xuân Quỳnh dãi bày bộc bạch; tình yêu cũng như sóng biển, như gió trời vậy, làm sao nắm bắt và hiểu được hết. Thậm chí phân tích, lí giải những quy luật tự nhiên là điều con người có thể làm được như phân tích, lý giải quy luật tâm lí, nhất là tâm lí của người đang yêu thì không dễ dàng chút nào. Bởi vậy câu hỏi của Xuân Quỳnh vẫn chỉ là một câu hỏi bỏ ngỏ:

“Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”.

Xuân Quỳnh muốn thông qua một quy luật của tự nhiên để lí giải quy luật của tình yêu. Dù vấn đề ấy đã không ít lần được nói đến nhưng Xuân Quỳnh vẫn có một cách nói, cách lí giải độc đáo của mình. Điều cần lưu ý là câu kết của hai khổ thơ đều là những câu hỏi tu từ; hỏi để mà khẳng định rõ hơn khát vọng tình yêu của mình.

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”.

Ở đoạn thơ này, Xuân Quỳnh diễn tả nổi nhớ trong tình yêu – nỗi nhớ của con sóng nhưng thực chất cũng là để diễn tả nổi nhớ trong tình yêu. Tình yêu thường gắn liền với những nỗi nhớ, với xa cách. Nỗi nhớ của một trái tim đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật tha thiết, sâu đậm đã bao trùm cả không gian bao la:

“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam”.

Nó lan tỏa cả tầng sâu và bề rộng:

“Con sóng dưới lòng đất
Con sóng trên mặt nước”

Nó khắc khoải trong mọi thời gian cả ngày,cả đêm, thậm chí cả trong mơ. Đó là một nỗi nhớ cồn cào, da diết không thể nào nguôi, không thể nào yên, Nó cuồn cuộn, dạt dào như những đợt sóng biển triền miên, khắc khoải:

“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”

Một nỗi nhớ thường trực mà như ở bài thơ “Con tàu”, Xuân Quỳnh đã tâm sự:

“Nên cả lúc gần anh
Mà lòng em vẫn nhớ”.

Xuân Quỳnh đã rất tinh tế khi diễn tả và nâng cao cung bậc nỗi nhớ trong tình yêu. Nếu bốn câu thơ đầu diễn tả nỗi nhớ của con sóng:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”.

thì hai câu thơ tiếp theo, nỗi nhớ của người con gái được Xuân Quỳnh nâng lên ở một cung bật cao hơn:

“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”.

Mới đọc qua hai câu thơ này, ta có cảm giác trong câu thơ có sự mâu thuẫn, phi logic bởi đã ở “trong mơ” thì làm sao mà thức được. Đây là nghịch lí trong bài thơ và cũng là nghịch lí trong tình yêu. Nỗi nhớ của người con gái ở đây, thật thiết tha sâu đậm; nó thường trực trong mọi thời gian, đi vào mọi trạng thái tâm hồn trong ý thức và trong cả tiềm thức. Ở đây, nỗi nhớ được tác giả đúc kết, khái quát thành hình tượng độc đáo, thể hiện quan niệm mới mẻ trong tình yêu của Xuân Quỳnh. Nỗi nhớ không chỉ có ý thức, mà nó còn choáng ở đây cả tiềm thức, nó đi vào cả trong giấc mơ. Cũng bởi vậy mà nỗi nhớ trở nên sâu sắc và thật hơn.

Cũng chính vì thế mà tình yêu, nỗi nhớ ở đây trở nên sâu sắc hơn, thật hơn và từ nỗi nhớ hình ảnh con sóng ở đây còn được nhà thơ Xuân Quỳnh nâng lên trở thành biểu tượng cho lòng thủy chung sắc son của người con gái. Mặc dù phải trải qua muôn vàn khó khăn cách trở nhưng con sóng vẫn đến được với bến bờ xa:

“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”

Điều đó cũng giống như tình cảm, tấm lòng của người con gái:

“Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”

Kết thúc dòng tâm trạng, nhà thơ trở về với suy ngẫm của riêng mình:

“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mưa vẫn bay về xa”

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”

Xuân Quỳnh đến với tình yêu bằng một niềm tin to lớn, niềm tin ấy xuất phát từ lòng tin ở mình, ở người, ở những quy luật của tự nhiên. Triết lý trong thơ Xuân Quỳnh là triết lý của một trái tim dạt dào yêu thương, muốn tìm thêm lí lẽ và cơ sở để cũng cố lòng tin của mình vào tình yêu. Xuất phát từ lòng tin ấy, Xuân Quỳnh kết thúc bài thơ bằng những cảm nhận tinh tế, bằng sự trôi chảy của thời gian, của đời người đồng thời thể hiện một khát vọng mãnh liệt về sự bất tử của tình yêu:

“Cuộc đời tuy dài thế
Nhìn năm tháng trôi qua
Như biển kia vẫn rộng
Mưa vẫn bay về xa”

Cuộc đời tuy dài nhưng không phải là vô cùng, thời gian vẫn không ngừng đi qua tới ngày sau vô tận “như biển kia dẫu rộng” nhưng những chân mây mái miết vẫn bay về xa thế thì “Cuộc đời” và cả “Biển kia” cũng vậy, cũng hạn hẹp trong cái giới hạn của mình, không thể lâu bền vĩnh viễn. Chỉ có sóng mới mãi mãi “ngàn năm vẫn vỗ” và như thế vượt khỏi cái hữu hạn để hòa vào cái vô hạn bền vững muôn đời, là khát khao không nguôi của sóng:

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”.

Đến đây, ý hàm ẩn của khổ thơ cuối cùng và cũng là của cả bài thơ hiện rõ: khát vọng được hòa vào những lớp sóng vô hồi trên đại dương, để được vĩnh viễn cũng là khát vọng của tình yêu cá nhân hạn hẹp muốn hòa vào biển lớn tình yêu, rộng lớn muôn đời và như thế, tình yêu mới lâu dài bền vững.

Sóng là một hình tượng nghệ thuật nổi bậc của thi ca. Không phải chỉ có Xuân Quỳnh mà nhiều nhà thơ khác nữa cũng chọn “Sóng” để biểu đạt tình yêu. Xuân Diệu với bài thơ “Biển”, Huy Cận với bài “Tràng Giang“,… vốn đã ghi dấu ấn đậm nét trong văn học. Thế nhưng, ở bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh đã có những sáng tạo mới mẻ. Cũng là con sóng ấy, nhưng lúc này, đặc tính thiên nhiên của con sóng (lúc dữ dội, khi dịu êm) gắn liền với những sắc thái tâm trạng của người con gái đang yêu. Sóng và biển cả thường gắn liền với sự trường tồn vĩnh cửu, còn trong tình yêu con người cũng luôn hướng tới một tình yêu lâu bền và bất biến.

Trong bài thơ, Xuân Quỳnh đã tinh tế mượn hình tượng sóng để diễn tả những cảm xúc tâm trạng, những sắc thái tình cảm vừa phong phú, vừa phức tạp, vừa tha thiết sôi nổi của một trái tim rạo rực khao khát yêu thương. Sóng hiện lên trong bài thơ như một hình tượng đa nghĩa: vừa là con sóng thật ngoài biển cả, vừa là hình ảnh tượng trưng cho niềm khao khát ,hạnh phúc, cho khát vọng tình yêu của người con gái. Chính vì vậy, khi đi vào phân tích nội dung của bài thơ, chúng ta nhận thấy nổi lên, xuyên suốt bao trùm cả bài thơ là hình tượng “Sóng” nhưng thực ra trong bài thơ này còn có một hình tượng nữa gắn liền với sóng đó là “em”. Sóng là hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân của “em”. Hình tượng “Sóng” và “em” tuy là một nhưng lại phân đôi để soi chiếu vào để thấy mình rõ hơn, nhờ sóng để biểu đạt những trạng thái xúc động, những khát khao mãnh liệt của lòng mình.

Bài thơ có một âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng gợi ra nhịp của các con sóng liên tiếp nối nhau, lúc tràn lên sôi nổi, lúc lại êm dịu lắng sâu. Thể thơ năm chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp cùng với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp cùng với sự trở đi trở lại của hình tượng sóng đã tạo ra nhịp điệu và âm hưởng của bài thơ, phù hợp với tâm trạng của người con gái đang yêu. Nếu đọc kĩ bài thơ “Sóng”, chúng ta sẽ thấy âm điệu bài thơ chủ yếu được tạo bởi những thanh bằng, các âm thanh trắc chiếm tỉ lệ rất thấp.

Chính đặc điểm này đã tạo nên sự nhịp nhàng trong âm điệu;nó vừa mô phỏng được nhịp điệu của sóng biển, vừa diễn tả được nhịp điệu của tâm hồn mà xét cho đến cùng, sự mô tả nhịp điệu bên ngoài(con sóng) cũng chính là đi diễn tả nhịp điệu bên trong của tâm hồn đó là những đợt sóng của tình yêu khát khao, dạt dạo, sôi nổi và da diết, lắng sâu. Đặc biệt là nhịp điệu vào – ra đều đều vô tận của con sóng còn được tạo nên bằng một loạt những hình ảnh đối sánh liên tiếp và để phân thành hai cực như dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, sông – bể, ngày xưa – ngày sau.

  • Kết bài:

Qua hình tượng “sóng”, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ “Sóng” diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

Qua bài thơ Sóng, hãy chứng minh Xuân Quỳnh đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang