Phân tích cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng Bác (Khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

phan-tich-cam-xuc-cua-nha-tho-khi-roi-lang-bac-vieng-lang-bac-vien-phuong

Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng Bác (Khổ thơ cuối  bài thơ “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)

Mong mỏi bao nhiêu năm, nay mới có dịp ra thăm lăng Bác, nhà thơ chất chứa biết bao tâm sự và tình cảm mến yêu. Khoảnh khắc viếng thăm ngắn ngủi khiến nhà thơ vô cùng xúc động và luyến tiếc. Khổ thơ thứ tư diễn tả tâm trang lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác.

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”

Câu thơ “Mai về miền Nam dâng trào nước mắt” như một lời giã biệt. Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng. Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Nhà thơ muốn được trong nhìn hình dung Bác, hồi tưởng lại biết bao kỉ niệm, tỏ bày biết bao tình yêu mến. Đó cũng là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi người ấm áp quá, rộng lớn quá.

Ước nguyện thành kính của Viễn Phương cùng là mong ước chung của những người đã hoặc chưa một lần nào gặp Bác. Dẫu biết vậy nhưng nhà thơ phải rời xa lăng Bác để trở về miền Nam, tiếp tục nhiệm vụ cùng nhân dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc. người lính năm xưa với tình cảm lớn lao đã ước nguyện được ở lại và gắn kết cuộc đời mình với cuộc đời lớn của dân tộc:

“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”

Tác giả “muốn làm con chim hót” để dâng tiếng hát ru giấc Bác ngủ. Đó là âm thanh của thiên nhiên, rất đẹp đẽ và trong lành; “muốn làm đoá hoa” toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ, góp hương sắc cùng nghìn vạn đóa hoa khác trong vườn hoa đất nước; “muốn làm cây trẻ trung hiếu” ở bên lăng Bác, trở thành người lính kiên trung mãi mãi canh giấc bác ngủ..

Điệp từ “muốn làm” được lặp lại nhiều lần biểu cảm trực tiếp và gián tiếp tình cảm lớn lao của nhà thơ đối với Bác Hồ kính yêu, vị cha già vĩ đại của dân tộc, thể hiện tâm trạng lưu luyến, ước muốn, sự tự nguyên chân thành của tác giả.

Hình ảnh cây tre mở ra ở đầu bài thơ với “hàng tre xanh xanh” rồi khép lại bài thơ một cách khéo léo với hình ảnh “cây tre trung hiếu”. Hình ảnh cây tre là biểu tượng của tinh thần chiến đấu anh dũng, bất khuất, sức sống kiên cường, bền bỉ của dân tộc. “Muốn làm cây tre” là khát vọng hóa thân thành một phần thiêng liêng của đất nước của nhà thơ. Đồng thời, đó cũng là lời hứa, là quyết tâm tiếp tục thực hiện di nguyện của Bác: xây dựng và bảo vệ đất nước vững bền trong thời đại mới, của tác giả.

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh cây tre trung hiếu trong bài thơ Viếng Lăng Bác - Theki.vn
  2. Phân tích tình cảm thiết tha dành cho Bác Hồ kính yêu qua hai bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương) và Bác ơi! (Tố Hữu) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.