Phân tích những chuyển biến tâm trạng khi uống rượu của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) và Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao)

phan-tich-chuyen-bien-tam-trang-khi-uong-ruou-cua-nhan-vat-mi-va-chi-pheo

Phân tích những chuyển biến tâm trạng khi uống rượu của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) và Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao)

  • Mở bài:

Tô Hoài và Nam Cao là những nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Chí phèo (Nam Cao) là hai truyện ngắn xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán. Bằng tấm lòng yêu thương con người thiết tha và tài năng sáng tạo nghệ thuật, hai nhà văn đã có những khám phá độc đáo ở nhân vật những suy tư thầm kín, những khát vọng tiềm tàng ẩn sâu bên trong tâm hồn. Tình cảm ấy được biểu hiện rõ nét qua những chuyển biến tâm trạng của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ) và Chí Phèo (Chí phèo) trong cơn say rượu.

  • Thân bài:

Tô Hoài là nhà văn lớn, trong quá trình cầm bút, không ít những tác phẩm đã mang lại cho nhà văn những thành tựu lớn. Tô Hoài là nhà văn có sức viết khỏe, để đời nhiều tác phẩm mà có lẽ đến nay, hiếm có nhà văn nào đạt được cả về số lượng sáng tác lẫn thành tựu sáng tác. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngăn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể. Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tác phẩm ra đời là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc.

Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của trào lưu hiện thực phê phán thời kǶ 1940-1945, là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam thời kǶ kháng chiến chống Pháp 19451954. Chí Phèo không những là tác phẩm xuất sắc nhất trong văn nghiệp của nhà văn Nam Cao, nó còn xứng đáng là một kiệt tác của văn học giai đoạn đương thời. Một tác phẩm lớn về nhiều mặt dù chỉ chứa đựng trong dung lượng của một truyện ngắn.

1. Miêu tả cảnh uống rượu ở hai tác phẩm:

– Vợ chồng A Phủ: Mị là người con gái H’Mông đẹp người, đẹp nết và căng tràn sức sống nhưng số phận của Mị trở nên tăm tối khi Mị Và một trai trở thành con dâu gạt nợ nhà Pá Tra. Trong một đêm tình xuân khi mà muôn vật đang ở thì tươi đẹp, rộn ràng khắp nơi. Mị uống rượu và thả hồn theo giai điệu của tiếng sáo Mèo; Mị nhớ lại thời kǶ xuân xanh của mình; mùa xuân đến được đi chơi, đc đắm chìm trong giai điệu của tiếng sáo Mèo; được đi theo tiếng gọi của trái tim và tình yêu mãnh liệt. Đoạn trích là một trong những phân đoạn hay nhất thế hiện bút lực đi sâu miêu tả, khắc họa tâm lý của nhà văn Tô Hoài.

– Chí Phèo: Sau khi ra tù và trước khi gặp Thị Nở, Chí lúc nào cũng trong tình trạng say khướt. Thế nhưng từ khi gặp Thị và có tình yêu vỏn vẹn trong 5 ngày, Chí Phèo đã giữ cho mình luôn tỉnh táo. Rồi sau 5 ngày, hắn bị Thị cự tuyệt. Chí Phèo trở về với rượu, men rượu là thứ để Chí Phèo giải khuây trong lòng. Trong lúc uống rượu hắn đau khổ khi nhận ra bi kịch của bản thân. Đoạn trích đã lột tả được trạng thái đau khổ của một kẻ bị cự tuyệt tình yêu, cự tuyệt quyền làm người.

2. So sánh hai phong cách miêu tả tâm lý nhân vật.

* Điểm chung:

+ Đây đều là hai đoạn văn giàu bút lực, minh chứng cho tài năng khắc họa, đi sâu, chạm khắc nổi tâm lý, trạng thái nhân vật tài tình của nhà văn. Có thể gọi hai đoạn này là tiêu biểu nhà văn tạo nên khoảng lặng đầy ý nghĩa để khơi sâu dòng suy nghĩ, phần bên trong của nhân vật.

+ Hai nhân vật chính đều tìm đến rượu như một chất xúc tác của tâm hồn. Men rượu khiến người ta mụ mị, chìm vào miên man, giúp xóa và thi nhòa thực tại, gạt đi nỗi đau đang dày vò. Thế nhưng, trong lúc này, rượu như bất lực trước một tâm hồn bị thương tổn, đang quá tỉnh táo.

+ Mị và Chí đều là những bi kịch lớn, những bi kịch mang tính chất điển hình trong xã hội. Mà đã là bi kịch, ắt hẳn tâm hồn phải hứng chịu những đau đớn, tổn thương. Cả hai nhân vật đang trải qua những tổn thương nhất, đớn đau nhất do hoàn cảnh tác động, gây ra.

+ Cuối cùng, trong cả hai đoạn trích, nhà văn đã chủ động đưa vào những chi tiết nghệ thuật hết sức độc đáo, giàu tính biểu tượng và ý nghĩa. Với Chí Phèo, đó là hơi cháo hành. Với Vợ chồng A Phi đó tiếng sáo gọi bạn.

* Điểm khác biệt:

– Cách tìm đến rượu của hai nhân vật:

+ Với Chí Phèo: Thằng Chí Phèo tìm đến rượu trong một sự phẫn nộ, một căm giận muôn điên lên được khi hắn bị chối từ. Khi hắn bị cự tuyệt. Và quan trọng hơn là tìm đến rượu để quên đi. Hắn muốn quên đi nỗi đau hiện tại đang phải trải qua.

+ Với Mị: Mi tìm đến rượu để nhớ về, như một thói quen khi mùa xuân đến. Rượu không khiến Mi quên, mà nó giúp khơi lại những ký ức tưởng đã héo khô, đã chết đi về Mi ngày xưa từng được đi chơi, được sống… như một con người.

– Ý nghĩa của những chi tiết nghệ thuật xuất hiện:

+ Với Chí Phèo: Hơi cháo hành là dư âm của bát cháo hành. Là tình yêu, là hơi ấm tình người mà cả đời hắn, mới một lần được cho. Bát cháo hành của một người đàn bà dở hơi, nhưng biết đâu, đã làm thức tỉnh con người trong con quỷ dữ, đã gột tẩy bao ố bẩn, giúp hắn hồi tinh con người trong con quỷ dữ, đã gật tẩy bao ố bẩn, giúp hắn hồi sinh. Ấy vậy mà giờ đây, hắn không thể thêm một lần nào nữa nếm hương vị cháo ấy. Có nghĩa là, mãi mãi, hắn không được trở lại làm người, mãi mãi không còn được nếm hương vị đã giúp hắn tỉnh, giúp hắn yêu và biết khao khát. Hơi cháo hành thoang thoảng lúc này hiện lên, chỉ tô đậm thêm đau đớn và bi kịch xót xa cho một kẻ mới chấp chới hi vọng đã bị dập tắt ngay, và giờ, cùng đường tuyệt vọng.

+ Với Mị: tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân ngà ngà say ấy giống | như là một âm thanh đánh thức tâm hồn vốn đã ngủ vùi từ lâu của Mị. Nó làm Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp một thời, ngày ấy Mị xinh đẹp, trẻ trung, tràn đầy sức sống, Mị cǜng biết thổi sáo và thổi rất hay, đã làm đắm say biết bao trai làng… Tiếng sáo làm Mị thức tinh và đã làm sức sống lại dạt dào trong lòng Mị.

– Ý thức hai nhân vật:

+ Với Chí Phèo: Ý thức được bi kịch một cách sâu sắc, ý thức được sự cô độc và bị chối từ. Và từ đó ý thức được cuộc sống giờ đây của hắn đã không còn ý nghĩa, đã bị đẩy vào bước đường cùng, không còn lối thoát.

+ Với Mị: Mị ý thức được nỗi khổ của mình, Mị nhận ra mình không còn vô tri, Mị nhận ra được trong mình có niềm khao khát, có một sức sống tiềm tàng vẫn chảy lặng lẽ trong huyết quản, đó cũng là điểm khởi đầu cho quá trình đấu tranh của nhân vật.

3. Nhận xét:

–  Góc nhìn và cách xây dựng nhân vật của nhà văn:

+ Cùng miêu tả những bi kịch điển hình, nhưng với Nam Cao, ông hướng tới những người nông dân bị bần cùng hóa, dẫn đến lưu manh hóa, tha hóa đến mức không thể còn trở lại làm người. Có nghĩa là với Chí Phèo, Nam Cao đặt góc nhìn nhân vật bị trượt dài trên những bị kịch, bi kịch nối tiếp bị kịch, để làm bật lên được giá trị tố cáo của in tác phẩm.

+ Với Vợ chồng A Phủ: Tô Hoài xây dựng nhân vật ngược lại, đó là quá trình đi lên của nhân vật. Xuất phát điểm là đau thương, là bị kịch, nhưng từ bi kịch mà nhận thức và đấu tranh, từ tăm tối mà rǜ bùn đứng dậy sáng lòa.

–  Sự chi phối của giai đoạn lịch sử:

+ Với Nam Cao và những nhà văn cùng thời, giai đoạn 1930 – 1945: Những nhân vật chứa đầy bi kịch được gọi chung là: Không lối thoát. Điều đó cũng đơn giản khi lý giải vì sao nhà văn lại dùng góc nhìn và xây dựng nhân vật Chí Phèo như vậy.

+ Với Tô Hoài, ông viết truyện Tây Bắc khi ông theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, nghĩa là ông đã nhìn thấy phần tươi sáng của hiện tại, mà ngược dòng trở về quá khứ đau thương của họ để tạc dựng lại cả một quá trình.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.