Phân tích diễn biến tâm lí của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở cự tuyệt đến khi giết chết Bá Kiến và tự sát

phan-tich-dien-bien-tam-li-cua-chi-pheo-sau-khi-bi-thi-no-cu-tuyet-den-khi-giet-chet-ba-kien-va-tu-sat

Phân tích diễn biến tâm lí của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở cự tuyệt đến khi giết chết Bá Kiến và tự sát

Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; nêu vấn đề cần nghị luận: Chí Phèo là tác phẩm thành công của Nam Cao viết về đề tài người nông dân. Nhân vật Chí Phèo thể hiện tấn bi kịch tinh thần lớn nhất của con người, đó là bi kịch bị tha hoá. Những thế lực tàn bạo đã tước đoạt của người nông dân chất phác hiền lành những khát vong và ước mơ về một cuộc sống lương thiện, biến họ thành kẻ lưu manh. Và khi lương tâm thức tỉnh, họ đã phải tự kết thúc đời mình khi nhận ra rằng mình không còn con đường trở về với cuộc sống lương thiện.

  • Thân bài:

– Phân tích diễn biến tâm lí của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở cự tuyệt:

* Về nội dung:

+ Chí Phèo thất vọng: Thị Nở trút vào mặt hắn tất cả lời bà cô, hắn ngẩn người và cứ ngồi ngẩn mặt không nói gì. Hắn hít thấy hơi cháo hành và khi thị ra về hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay thị. Tình yêu, sự quan tâm chăm chút của thị Nở đã thức tỉnh Chí Phèo, làm bùng lên đốm sáng lương tri còn sót lại trong Chí. Chí Phèo khát vọng được quay trở về với cuộc sống lương thiện, được hoà mình trong xã hội loài người mà thị Nở sẽ là cây cầu nối. – Chí Phèo không còn đường để trở về làm người lương thiện được nữa. Bà cô thị Nở ngăn cấm không cho cháu mình lấy Chí Phèo.

+ Chí Phèo đau đớn, phẫn uất: Sự dứt khoát của Thị Nở khiến hắn đau đớn. Chí Phèo uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh, càng buồn. Hắn hít thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Trong cơn vật vã, đau đớn, Chí Phèo xách dao ra đi. Chí định đến đâm chất Thị Nở và bà cô, nhưng hắn lại đến nhà Bá Kiến

+ Chí Phèo tuyệt vọng: Tuyệt vọng, Chí Phèo tìm đến rượu. Nhưng lần này, càng uống, Chí Phèo càng tỉnh ra. “Hắn ôm mặt khóc rưng rức”. Điều đó chứng tỏ rằng Chí Phèo luôn khát khao được trở về làm người lương thiện. Khi không còn tình yêu, không còn con đường trở về làm người lương thiện, Chí Phèo quyết trả hận. Hắn dõng dạc đòi lương thiện, nhưng biết mình không thể làm người lương thiện được nữa. Hắn đâm chất Bá Kiến và tự sát. Chí Phèo giết Bá Kiến nghĩa là Chí Phèo đã nhận đúng kẻ thù của mình. Hai cái chết thể hiện mâu thuẫn đối kháng gay gắt trong xã hội có giai cấp. Đó là mâu thuẫn giữa người nông dân với giai cấp phong kiến mà đại diện là bọn địa chủ, cường hào, ác bá ở nông thôn.

Chí Phèo chết ngay trước ngưỡng cửa bước vào cuộc sống lương thiện. Đó là bi kịch của Chí Phèo cũng là bi kịch của của những người nông dân bị bần cùng, bị lưu manh hoá. Quá thực, Chí Phèo không có lối trở về. Đứng trước hai con đường, Chí Phèo chỉ được chọn một mà thôi.

* Nhận xét về nghệ thuật của đoạn trích: Miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế, phù hợp với quy luật tâm lí, ngôn từ sáng tạo, câu văn giàu hình ảnh, giàu giá trị biểu cảm.

– Tấm lòng của nhà văn Nam Cao:

+ Cảm thông sâu sắc với bi kịch của người nông dân

+ Nhà văn khẳng định sức sống bất diệt của thiên lương, vào bản tính tốt đẹp của con người; trân trọng khát vọng chính đáng của người nông dân.

+ Nhà văn kêu gọi hãy tin vào con người , tin vào bản chất tốt đẹp của mỗi người. Hãy cùng nhau xây đắp phần người trong mỗi cá nhân ngày càng bền vững và mạnh mẽ.

  • Kết bài:

Qua truyện ngắn này, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thế xác lẫn tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.